Làm cách nào để đưa một sản phẩm mới ra mắt vừa có một chỗ đứng trên thị trường vừa có cơ hội để phát triển thương hiệu? Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới chính là việc mà doanh nghiệp cần phải làm để có một hướng đi đúng trong quá trình phát triển một sản mới.
Để biết cách xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả, sau đây hãy cùng BIT Group tìm hiểu nhé!
>>> Xem thêm: XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
I. Quy trình các bước xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm mới
Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu
Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất của một chiến lược marketing cho một sản phẩm mới. Cần xác định rõ mục tiêu mình đang nhắm đến là ai? phục vụ cho nhóm đối tượng nào? Bởi vì không phải sản phẩm nào cũng sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Vì vậy ta cần phác họa ra chân dung khách hàng tiềm năng một cách cụ thể thông qua việc thu thập và phân tích các thông tin về nhân khẩu học từ đó doanh nghiệp sẽ biết được các thói quen, tính cách và hành vi mua sắm của nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.
Bước 2: Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
Để biết được doanh nghiệp cần phải làm gì tiếp theo, các đối thủ cùng ngành đang làm những gì và đồng thời xác định vị trí hiện tại của chính doanh nghiệp đang nằm ở đâu trên thị trường thì ta cần sử dụng mô hình SWOT để phân tích (Strength – điểm mạnh, Weakness – điểm yếu, Opportunities – cơ hội và Threat – thách thức).
Sau khi xác định được đối thủ của mình là ai thì bước tiếp theo, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích các tài liệu tiếp thị của từng đối thủ cả về hình thức nội dung, cách quảng cáo cho đến các chiến lược. Từ đó nhìn ra các ưu, nhược điểm của bản thân doanh nghiệp đồng thời đưa ra các kế hoạch thực hiện chiến lược phù hợp cho sản phẩm của mình.
Bước 3: Đặt ra mục tiêu cho sản phẩm mới
Khi xây dựng một chiến lược marketing cần xác định rõ các mục tiêu cụ thể về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn như thị phần hay doanh thu mà doanh nghiệp có thể đạt được trong thời gian tới. Một điều các doanh nghiệp cần phải quan tâm khi đặt mục tiêu là cần đảm bảo tính khả thi và khả năng thực hiện được để có thể dễ dàng triển khai các chiến lược đúng theo kế hoạch lập ra.
Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
Dựa vào các kết quả phân tích thị trường và khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể nắm được những nhu cầu, mong muốn của nhóm đối tượng khách hàng mà mình cần tập trung. Từ đó lựa chọn kênh truyền thông phù hợp cho sản phẩm của mình.
Bước 5: Thiết lập ngân sách marketing
Nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới, đồng thời giúp tiết kiệm và tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo đem lại hiệu quả cao cho chiến lược đề ra.
Bước 6: Triển khai chiến lược, đánh giá hiệu quả
Sau khi doanh nghiệp đã có bản kế hoạch chi tiết cùng các công cụ hỗ trợ và nguồn ngân sách cần thiết. Doanh nghiệp đã có thể bắt đầu triển khai các hoạt động của chiến lược marketing cho sản phẩm mới của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo các công việc cần thực hiện được mô tả chi tiết và rõ ràng, có mốc thời gian hoàn thành, phân công nhiệm vụ thực thi cho mỗi nhân viên cụ thể đồng thời đưa ra được các chỉ tiêu cần để đo lường và đánh giá hiệu quả thực hiện theo từng giai đoạn.
Doanh nghiệp cần theo dõi tình hình và các biến động của thị trường, từ đó điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Một số hoạt động mà doanh nghiệp cần làm để đánh giá hiệu quả của chiến lược: Thu thập các ý kiến và đánh giá của khách hàng, đánh giá các mục tiêu KPI đặt ra so sánh với các kết quả đã đạt được cũng như đo lường hiệu quả chiến lược marketing bằng các công cụ phân tích chuyên sâu và đưa ra các phương án tinh chỉnh kịp thời và phù hợp hơn.
II. Một số chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả nhất hiện nay
Chiến lược marketing giá thấp
Chiến lược marketing giá thấp là một chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cùng phân khúc hay lĩnh vực. Đây được xem là chiến lược thường được nghĩ đến đầu tiên khi một doanh nghiệp cho ra mắt thị trường một sản phẩm mới nhằm giành lấy thị phần. Hiệu quả của chiến lược này đạt hiệu quả cao hơn nếu sản phẩm của các đối thủ hiện tại chưa đạt đủ sự trung thành của người dùng, cùng lúc đó trên thị trường lại xuất hiện một sản phẩm với tính năng tương tự và giá cả thấp hơn sẽ chiếm được ưu thế và có cơ hội để nhiều người biết đến sản phẩm và thương hiệu hơn.
Ngoài ra, trước khi lựa chọn loại chiến lược marketing này, doanh nghiệp cần phải chuẩn các phương án cần thiết đáp trả các đối thủ. Khi bạn thực hiện chiến lược marketing giá thấp thì các doanh nghiệp đối thủ thường sẽ trả đũa bằng các chương trình khuyến mãi, giảm giá với các lợi thế vốn có của họ như nguồn vốn và tệp khách hàng trung thành.
Chiến lược tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm
Bỏ qua chiến lược marketing giá thấp tồn tại nhiều rủi ro, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, tập trung vào các tính năng nổi bật đem lại nhiều giá trị cho khách hàng mà các đối thủ chưa khai thác có khả năng mang lại thành công hiệu quả hơn.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm bằng cách sử dụng bao bì bắt mắt hơn hay các xây dựng các trung tâm hỗ trợ các chương trình hậu mãi, chính sách bảo hành dễ tiếp cận các khách hàng có nhu cầu đồng thời có thể giữ chân và tăng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược kênh phân phối hiệu quả cho sản phẩm mới
Tùy thuộc vào tính đặc thù của từng dòng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn đưa ra thị trường mà lựa chọn kênh phân phối phù hợp.
Một số kênh phân phối thường dùng hiện nay mà các doanh nghiệp có thể áp dụng cho sản phẩm của mình:
- Kênh Online: Website, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada…), các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram…).
- Kênh Offline: Chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị…
Xây dựng các chương trình khuyến mãi
Để chiếm được sự quan tâm và lòng tin của khách hàng mà doanh nghiệp không cần trực tiếp hạ giá nhưng vẫn giúp tối ưu chi phí thì việc xây dựng các chương trình khuyến mãi sẽ là phương án mà các doanh nghiệp thường lựa chọn để đưa các sản phẩm mới ra ngoài thị trường.
Một số chương trình khuyến mãi mà doanh nghiệp có thể áp dụng cho sản phẩm mới của mình:
- Thu cũ đổi mới – thường áp dụng cho các sản phẩm điện máy
- Tặng voucher giảm giá hoặc giảm giá cho lần mua kế tiếp – thường áp dụng cho ngành FMCG, hàng hóa mỹ phẩm và đồ gia dụng.
- Chương trình bảo hành cho phép hoàn tiền mua hàng, lắp ráp tại nhà miễn phí – thường áp dụng cho các sản phẩm điện máy.
- Miễn phí các sản phẩm/ dịch vụ kèm theo – thường áp dùng cho hầu hết tất cả các ngành.
Trên đây là những góc chia sẻ của BIT Group về cách xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả. Hy vọng với bài viết trên có thể giúp bạn đọc có một góc nhìn mới hơn về các chiến lược marketing cũng như cách xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp cho chính doanh nghiệp của bạn.
>>> Xem thêm: BÍ QUYẾT LỰA CHỌN KÊNH MARKETING PHÙ HỢP VỚI MỤC TIÊU KINH DOANH
Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích đồng thời tìm ra chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại kỹ thuật số, đừng ngần ngại đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số ngay hôm nay!
——————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group