Giả sử bạn là giám đốc của một công ty vừa và nhỏ vào năm 2019, bạn ngủ mơ và có nhà tiên tri cho biết rằng sẽ có một đại dịch toàn cầu khiến thế giới đảo lộn. Bạn sẽ làm gì? Hoặc là tưởng tượng bạn là người đứng đầu của một nhóm nào đó vào năm 2015, bạn nghe nói về một xu hướng gọi “làm việc từ xa”, “họp hành từ xa” và muốn thử nghiệm nó, nhưng nhiều người không ủng hộ. Bạn cũng có một “giấc mơ” được chỉ dẫn về tương lai. Làm thế nào để bạn có thể đã thuyết phục thành viên trong tổ chức mình triển khai ngay và luôn?
Đây có vẻ là những câu hỏi bình thường bởi vì bây giờ là năm 2023 và kỷ nguyên VUCA đòi hỏi sự chú ý, khả năng lãnh đạo và sự linh hoạt hơn bao giờ hết. Bạn luôn muốn làm những điều đúng, nhưng bạn không chắc là tuần tới sẽ có gì diễn ra, càng không chắc là năm tới hay 10 năm tới.
Khả năng “quản lý sự thay đổi” (change management) của chúng ta phụ thuộc vào khả năng quản lý bản thân, bao gồm cả nỗi sợ hãi và lo lắng. Nhưng khi thay đổi vì nỗi sợ thì kết quả thường mang lại nhiều rủi ro
Do vậy thay vì ở thế bị động “Tôi phải làm gì với việc này?” sẽ được thay thế bằng “Tôi tiếp cận việc này như thế nào? Điều gì đang thúc đẩy tôi? Định hướng của tôi đối với sự thay đổi này là gì? Định hướng của tôi khác với đồng đội hoặc cấp dưới của tôi như thế nào?”. Tư duy thay đổi thúc đẩy quản lý thay đổi, chứ không phải ngược lại.
Từ “Điều gì sẽ xảy ra” (What Is) đến “điều gì sẽ xảy ra nếu như (What If)?
Khó để mà tìm ra câu trả lời chắc chắn trong môi trường không chắc chắn. Một trong những “vấn đề” lớn nhất của nhiều doanh nghiệp là họ tập trung vào việc cố gắng dự đoán “tương lai”. Nhưng lại không có “một tương lai” cụ thể. Thay vào đó, có rất nhiều tương lai khác nhau có thể xảy ra mà mỗi người đang “suy nghĩ” mỗi ngày. Tại bất kỳ thời điểm nào, một trong vô số tương lai “suy nghĩ” đều có thể diễn ra. Và khi nào đó nó diễn ra, nó thậm chí không phải là tương lai. Nó lại là hiện tại.
Để giải quyết những câu hỏi khó này, nhiều doanh nghiệp chuyển từ việc cố gắng dự đoán “tương lai” sang việc chuẩn bị cho những kịch bản “tương lai” khác nhau mà có thể xảy ra. Một trong những cách tốt nhất để phát triển kỹ năng này là thông qua một quá trình gọi là lập kế hoạch kịch bản. Thay đổi từ “là gì” sang “nếu như”.
Bản đồ kịch bản được vẽ bằng hai trục đại diện cho hai biến chính. Ví dụ: bạn lo ngại về ảnh hưởng của tự động hóa đối với văn hóa công ty. Trục X của bạn có thể là tự động hóa (từ tự động hóa sẽ thay thế con người đến việc tự động hóa để tăng cường năng lực con người) và trục Y có thể là văn hóa ( từ văn hóa cục bộ, bảo thủ, có độ tin cậy thấp đến các văn hóa hòa hợp, hòa nhập và tin tưởng cao). Khi bạn đã có bốn phần để bắt đầu điền vào các kịch bản tiềm năng (hình minh hoạ bên dưới).
Vấn đề không phải là bất kỳ kịch bản nào cũng đại diện cho “tương lai”. Thay vào đó, việc lập bản đồ kịch bản giúp bạn tưởng tượng và suy ngẫm về các cách khác nhau mà tương lai có thể diễn ra và để chuẩn bị cho sự thích ứng. Đó là một tính năng của việc luyện tập suy nghĩ về tương lai để thay đổi tư duy của bạn.
Mọi tổ chức ở mọi quy mô đều phải vật lộn với sự thay đổi theo một cách nào đó. nhưng các công ty có quy mô vừa đang có nhiều lợi thế cạnh tranh vì không giống như các công ty nhỏ với nguồn lực hạn chế, hoặc các công ty lớn bị gánh nặng bởi bộ máy cồng kềnh.
Hãy tham gia ngay lớp học “Xây dựng chiến lược 4P – Tăng trưởng trong kỷ nguyên số” cùng HLV Lê Nguyễn Hồng Phương – Chủ tịch BIT Group để có bước đầu nhận định đúng và hình thành tư duy mới, chuẩn bị kỹ càng cho một kỷ nguyên tăng trưởng mới cho doanh nghiệp!
>> Thông tin chương trình: https://hotrodoanhnghiep.bitgroup.vn/
——————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
077 470 1089
Zalo OA: zalo.me/4354897191185231594
Facebook: https://www.facebook.com/BIT.com.vn
Youtube: https://youtube.com/BITcomvn