Dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân trong bối cảnh giãn cách xã hội. Theo thống kê của Nielsen thì 67% người tiêu dùng bắt đầu yêu thích mua sắm trực tuyến. Điều này kéo theo việc nhiều doanh nghiệp tìm đến việc kinh doanh trên TMĐT như một lối đi mới để tồn tại và phát triển trong trạng thái bình thường mới.
Online không còn là xu hướng mà nó là lối sống
Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)-hiện tại Việt Nam đang có một nền tảng tốt để phát triển kinh tế số với 64 triệu người sử dụng Internet, hơn 100 triệu thuê bao di động. Chính phủ cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số phải đạt 30% GDP. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng chuyển đổi số cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh với SMEs, để thực sự thành công với nền tảng số, doanh nghiệp cần phải trả lời được câu hỏi thực sự đã quyết tâm đến cùng, tận dụng hết các giải pháp để vượt qua đại dịch hay chưa.
“Đúng là chuyển đổi số không còn là chuyện của tương lai. SMEs hãy tự hỏi đã tận dụng chuyển đổi số, tận dụng các nguồn lực, ứng dụng vào kinh doanh để vượt qua Covid hay chưa”, bà Huyền nói.
Chuyển đổi số và thương mại điện tử không phải cây đũa thần để có thể “phù phép” doanh số bán hàng tăng trưởng ngay lập tức. Để đạt được điều đó, SMEs cần phải vượt qua 3 thách thức:
+Xây dựng cho mình một tư duy kinh doanh đúng đắn với những sự chuẩn bị về nguồn lực và nhân sự chu đáo
+ Tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ
+ Và cuối cùng là phải luôn nỗ lực học hỏi và tự nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Nguồn Tổng Hợp
Thông tin chi tiết: https://chuyendoiso.bit.com.vn/