Trong thời đại công nghệ số ngày nay, với sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng khốc liệt. Có thể khẳng định rằng content marketing trở thành một phần chiến lược tiếp thị quan trọng của mọi doanh nghiệp. Chiến lược content marketing đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và tối ưu hóa tiếp cận khách hàng. Vậy làm sao để đạt được những thành công trong content marketing đa kênh? Hãy cùng BIT GROUP tìm hiểu các bước xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung phổ biến và hiệu quả qua bài viết dưới đây:
1. Xác định mục tiêu content marketing đa kênh
Mục tiêu rõ ràng là nền tảng của mọi chiến lược marketing đa kênh. Xác định mục tiêu chính xác không chỉ giúp định hình chiến lược của bạn mà còn dùng để đo lường hiệu suất và thành công của chiến dịch.
Tùy vào ngành hàng và địa điểm, chiến lược content marketing sẽ có những mục tiêu khác nhau:
- Nâng cao độ nhận diện thương hiệu
- Gia tăng lưu lượng truy cập trang web
- Tăng cường doanh số bán hàng trực tuyến với quy mô lớn hơn
- Mở rộng cơ sở dữ liệu khách hàng
Tuy nhiên, những mục tiêu này thường không được cố định và có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào nhu cầu và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
2. Tìm hiểu insight khách hàng
Để áp dụng chiến lược content marketing đa kênh đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu thị trường một cách sâu sắc. Việc tìm hiểu insight khách hàng giúp nội dung được tạo ra phù hợp với nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách hàng hơn. Từ đó, khách hàng của bạn sẽ muốn gắn bó lâu dài với sản phẩm/dịch vụ của bên bạn.
Dưới đây là 5 công cụ hỗ trợ nghiên cứu Insight của khách hàng:
- Google Analytics: Sử dụng để thu thập thông tin chính xác về khách hàng, bao gồm nguồn gốc và thói quen truy cập.
- Google Trends: Tìm hiểu về các chủ đề thịnh hành và tìm kiếm của khách hàng trong thời gian gần đây.
- Youtube Analytics: Dành cho kênh Youtube, cung cấp thông tin về đối tượng khán giả qua dữ liệu video.
- Social Mention: Theo dõi hành vi và tương tác của khách hàng trên nhiều mạng xã hội khác nhau.
- Thông tin trên Facebook: Sử dụng các công cụ và dữ liệu trên Facebook để thu thập thông tin về sở thích, tương tác xã hội và hành vi của khách hàng.
3. Xem xét đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Việc phân tích đối thủ là một cơ hội để doanh nghiệp xem xét các ý tưởng nội dung mà họ triển khai có những điểm đặc biệt như thế nào để thu hút khách hàng. Từ đó, dựa vào việc phân tích chiến lược của đối thủ, doanh nghiệp cũng sẽ hiểu rõ hơn về thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của khách hàng.
4. Lựa chọn kênh tiếp thị
Việc lựa chọn kênh truyền thông là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến dịch, đặc biệt đối với những kênh online (website, facebook, instagram, tiktok,…), bạn cần lựa chọn đâu là kênh chủ đạo phù hợp với mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng và ngân sách của công ty để mang lại hiệu quả cao nhất.
5. Lựa chọn hình thức và triển khai nội dung
Một chiến lược Content Marketing có thể được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau sao cho tối ưu hóa khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng.
Dưới đây là một số hình thức triển khai nội dung cơ bản mà bạn có thể tham khảo:
Nội dung dạng Blog: Đây là hình thức triển khai nội dung phổ biến nhất để thu hút khách hàng thường xuyên ghé thăm các trang web để tìm kiếm thông tin.
Nội dung dạng Ebooks: Ebooks (sách điện tử) được xuất bản dưới dạng file PDF, cho phép người đọc tải về và xem sau mà không cần truy cập website hoặc kết nối internet.
Nội dung dạng Infographics: Infographics là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng.Đây là một trong những hình thức triển khai nội dung thu hút sự chú ý của khách hàng khi họ tiếp cận thông tin trên internet.
Nội dung dạng Video: Video ngày càng phổ biến trên internet và mạng xã hội, là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Đây là công cụ có khả năng kích thích sự quan tâm và chia sẻ từ người dùng.
Tiếp sau đó, bạn cần chủ động xây dựng thông điệp truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm lên các kênh hướng tới. Các nội dung cần được tối ưu qua các công cụ hỗ trợ (như SEO, AI,…) và có sự sáng tạo độc đáo cũng như bắt kịp xu hướng để thu hút khách hàng. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo sự nhất quán trong hình ảnh, thông điệp cốt lõi muốn truyền đạt đến khách hàng giữa các kênh, từ đó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và tạo sự uy tín trong lòng khách hàng.
6. Đánh giá nội dung đã triển khai
Sau khi đã nghiên cứu và phân tích mục tiêu, khách hàng và đối thủ, bước tiếp theo trong xây dựng chiến lược Content Marketing là cần phải đánh giá lại những chiến lược nội dung đã triển khai để xác định tính khả thi, chi phí, nguồn lực mức độ thành công của dự án thông qua các chỉ số đo lường hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề xuất các phương án chỉnh sửa, thay đổi và tối ưu hóa.
Kết luận
Tóm lại, mục đích chính của các phương pháp xây dựng chiến lược content marketing đa kênh là mang về lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Điều này cần thiết để thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên nhiều kênh truyền thông.
Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp xây dựng chiến lược content marketing đa kênh hiệu quả trong kinh doanh mà BIT Group muốn chia sẻ với bạn, hy vọng sẽ giúp bạn phần nào xây dựng chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
>> Xem thêm: CÔNG CỤ HỖ TRỢ MARKETING ĐA KÊNH
Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích đồng thời tìm ra chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại kỹ thuật số, đừng ngần ngại đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số ngay hôm nay!
—————————————————————————————————————-
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group