Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối diện với thị trường có tính cạnh tranh ngày càng cao và sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng. Để vượt qua những thách thức này, các xu hướng marketing đa kênh mới ra đời, hứa hẹn sẽ mang đến những cơ hội mới để doanh nghiệp nâng cao nhận diện thương hiệu và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng BIT Group tìm hiểu về các xu hướng marketing đa kênh phổ biến năm 2023 mà mọi doanh nghiệp không thể bỏ qua.
1. Các nền tảng video ngắn
Trong năm vừa qua, nền tảng video ngắn đã nổi lên như một hiện tượng marketing đa kênh đột phá, thu hút tương tác của người dùng ở khắp nơi trên thế giới. Với sự hỗ trợ từ các nền tảng như TikTok, Douyin, Facebook Reels và Youtube Short, video ngắn không chỉ là một công cụ marketing, mà còn là một cách để thương hiệu mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tương tác độc đáo.
Lợi ích của việc sử dụng nền tảng video ngắn:
- Thu hút sự chú ý và lan truyền thông điệp hiệu quả: Số liệu cho thấy tỷ lệ khách hàng nhấp vào mỗi video tăng lên 56% (theo Hubspot). Video ngắn đòi hỏi khả năng tóm tắt thông điệp một cách ngắn gọn và hấp dẫn, từ đó người xem dễ dàng chia sẻ thông tin về thương hiệu.
- Tương tác cao: 66% người tiêu dùng hiện nay có xu hướng chú ý nhiều hơn vào video ngắn, và tỷ lệ tương tác trên các video ngắn cũng cao hơn so với các video dài (theo Sprout Social).
- Lợi tức đầu tư (ROI) tốt: Có khoảng 73% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội đối với các quyết định mua hàng, tạo cơ hội cho việc tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư (theo Animoto).
- Thúc đẩy quan tâm đối với thương hiệu: Có 96% người tiêu dùng có thói quen xem các video để tìm hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ của một thương hiệu (theo Wyzowl).
- Tái sử dụng nội dung video: Thương hiệu có thể ghép nối các chuỗi video ngắn để tạo thành một video dài hơn nhằm mở rộng thông điệp sản phẩm, dịch vụ.
>> Xem thêm: CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING CHO CÁC START-UP 2023
2. Xây dựng và phát triển cộng đồng
Xây dựng và phát triển cộng đồng là một xu hướng marketing đa kênh đáng chú ý hiện nay, mang đến khả năng tạo mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu, cũng như tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng.
Điển hình cho việc áp dụng thành công xu hướng này là Shopee. Shopee đã tạo ra hai cộng đồng riêng biệt hướng đến hai đối tượng khác nhau.
- Đối với người bán, Shopee tạo ra nền tảng Shopee Edu và Shopee Captain, nơi họ có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và nhận hỗ trợ từ những người bán thành công trên thị trường.
- Đối với người mua, các hội nhóm như Nghiện Shopee Live chuyên chia sẻ livestream và Nghiện Shopee chuyên chia sẻ deal hời, mã giảm giá… giúp kết nối những người mua khác trong cộng đồng Shopee.
Lợi ích của việc xây dựng và phát triển cộng đồng:
- Việc xây dựng một cộng đồng tạo ra không gian an toàn và thân thiện giữa mọi người với nhau, giúp tạo dựng lòng tin và mối quan hệ bền vững giữa thương hiệu và khách hàng.
- Giúp khách hàng kết nối sâu sắc hơn với thương hiệu, từ đó tạo nên cơ sở khách hàng trung thành.
- Nhờ sự tương tác trong cộng đồng, thông điệp về thương hiệu được lan truyền tích cực.
- Giúp tiếp cận với khách hàng tiềm năng khác, mở rộng thị trường.
- Tăng cường nhận thức về thương hiệu thông qua tương tác và chia sẻ thông tin.
- Tiết kiệm ngân sách chạy quảng cáo, giúp đạt được mục tiêu với chi phí thấp hơn.
3. Đầu tư cho tin nhắn trực tiếp (direct message)
Một khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng các nền tảng nhắn tin trực tiếp đang là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao trải nghiệm khách hàng, đồng thời cung cấp khả năng tiếp cận và tương tác chưa từng có. Theo số liệu khảo sát, đã có 29% marketer đang sử dụng nền tảng nhắn tin trực tiếp trên mạng xã hội để chăm sóc khách hàng. Điều đáng chú ý hơn, tới 87% trong số họ xác nhận sẽ tiếp tục đầu tư vào tin nhắn trực tiếp để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Đây cũng là một trong những công cụ marketing có chỉ số ROI cao.
Khi các mạng xã hội như Instagram, Twitter và Facebook ngày càng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc cung cấp dịch vụ khách hàng thông qua tin nhắn trực tiếp trở thành một lẽ tất yếu. Một cuộc khảo sát về xu hướng người tiêu dùng cũng cho thấy thế hệ Gen Z và thế hệ Millennials (Gen Y) thể hiện nhiều sự quan tâm và tích cực tham gia vào việc liên hệ trực tiếp với thương hiệu thông qua tin nhắn trực tiếp trên mạng xã hội, với hơn 1/5 Gen Z và gần 25% Gen Y sử dụng nền tảng này để nhận dịch vụ chăm sóc khách hàng trong vòng 3 tháng đầu năm 2023.
Lợi ích của việc sử dụng tin nhắn trực tiếp:
- Cho phép thương hiệu liên lạc trực tiếp với khách hàng, tạo cơ hội tương tác 1-1, giúp khách hàng cảm thấy họ được đặc biệt quan tâm.
- Giúp thương hiệu tiếp cận và hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
- Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, khuyến khích khách hàng ủng hộ và trung thành với thương hiệu.
- Thường xuyên cung cấp thông tin sản phẩm, ưu đãi độc quyền và hướng dẫn mua sắm, từ đó thúc đẩy quá trình mua hàng của khách hàng.
- Số lượng tin nhắn, tương tác và phản hồi từ tin nhắn trực tiếp có thể giúp thương hiệu đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing.
4. Thu thập dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Thông qua việc thu thập dữ liệu từ đa kênh như mạng xã hội, blog, email và các ứng dụng, doanh nghiệp có thể xây dựng những chiến lược marketing tối ưu, nâng cao trải nghiệm khách hàng và từ đó đạt được hiệu suất kinh doanh tốt hơn. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy có 64% khách hàng mong muốn nhận được các gợi ý mang tính cá nhân hoá khi mua hàng qua nền tảng mua sắm trực tuyến. Cũng trong cùng nghiên cứu, 69% người tham gia cho biết rằng họ sẵn sàng cung cấp thông tin về sở thích cá nhân của mình để nhận được gợi ý sản phẩm phù hợp.
Mục tiêu mấu chốt của xu hướng marketing cá nhân hoá là tương tác với mỗi khách hàng như một cá nhân riêng biệt. Không chỉ đơn thuần là gửi cùng một thông điệp tới tất cả khách hàng, mà thông điệp, nội dung và hình ảnh sẽ được tùy chỉnh theo sở thích, nhu cầu và hành vi của từng đối tượng khách hàng, từ đó tạo sự gắn kết mạnh mẽ hơn giữa thương hiệu và khách hàng.
Lợi ích của marketing theo hướng cá nhân hóa:
- Thông qua việc cá nhân hoá, doanh nghiệp có khả năng đưa ra những đề xuất phù hợp, tạo sự hứng thú của khách hàng và thúc đẩy mua sắm, dẫn đến tăng doanh thu bán hàng và hiệu suất kinh doanh.
- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng, từ đó tạo sự gắn kết mạnh mẽ với thương hiệu và góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng.
- Thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp giữ chân khách hàng, ngăn họ chuyển sang các thương hiệu khác.
- Khuyến khích khách hàng tương tác nhiều hơn, dẫn đến việc tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa thương hiệu và khách hàng.
Trên đây là những xu hướng marketing đa kênh trong năm 2023 mà BIT Group muốn chia sẻ với bạn, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn thú vị về tình hình marketing trên thị trường hiện nay.
>> Xem thêm: BÍ QUYẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
Để hiểu thêm về các phương pháp hoạch định chiến lược phù hợp cho mỗi doanh nghiệp trong kỷ nguyên số, hãy cùng BIT Group tham gia ngay chương trình Luncheon & Dinner cùng anh Antoine Albert – CEO, Co-Founder của AVAIGA, Cố vấn công nghệ cho chính phủ Singapore từ 8h đến 14h ngày 26/08/2023 (thứ bảy)
——————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group
Facebook: BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Youtube: BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến