Mô hình SWOT, công cụ của các “bậc thầy” phân tích và vạch ra chiến lược. Hãy thử áp dụng công cụ này vào với chuyển đổi số. Để xem các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuyển đổi số nhé!
SWOT là gì?
SWOT chính là mô hình phân tích và tạo nên các chiến lược kinh doanh nổi tiếng. Mô hình này dành cho tất doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp định hình được lối đi đúng đắn. Bên cạnh đó cải thiện tình hình kinh doanh và xây dựng một nền tảng vững chắc. Trong đó, SWOT là tự viết tắt của: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Mô hình này được hiểu rằng, yếu tố nội bộ tác động đến doanh nghiệp chính là điểm mạnh và điểm yếu. Ví dụ như nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín,… Còn yếu tố bên ngoài chính là cơ hội và thách thức. Ví dụ: nguồn cung, giá thị trường, đối thủ, khách hàng,… Có thể nói rằng, SWOT vừa là một công cụ vừa là một vị “quân sư” tài tình trên thương trường cho các doanh nghiệp.
Mô hình SWOT và những thách thức của chuyển đổi số
Để xem mô hình SWOT này có thể phân tích được cả chuyển đổi số không nào. Chuyển đổi số như là “ngọn hải đăng” ở giữa biển vậy. Là một công cụ hỗ trợ rất nhiều về mặt quản lý, cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, còn giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định nhanh chóng và đúng đắn hơn. Có thể nói rẳng, chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở một công cụ, nó còn là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp trên chặng đường dài mang tên 4.0 này.
Tuyệt vời là vậy, nhưng chuyển đổi số cũng có những khó khăn của riêng mình. Hãy cùng xem những thách thức của chuyển đổi số nhé!
Điểm mạnh
Nhận thức: Tất cả các nhà lãnh đạo đều nhận thức được xu hướng của chuyển đổi số. Điều này làm cho chuyển đổi số dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp.
Cơ cấu: Phản hồi nhanh với các sự thay đổi trong hệ thống. Tăng được sự linh hoạt và thích nghi nhanh chóng của cả doanh nghiệp.
Đa dạng: Hỗ trợ cho kênh phân phối, tiếp thị và bán hàng trở nên đa dạng.
Cầu nối: Khả năng kết nối nhanh chóng với khách hàng và nhà cung ứng đầu vào. Không làm chậm tiến độ sản xuất và tối ưu hóa quá trình làm việc.
Tạo khoảng cách với đối thủ cạnh tranh: Ứng dụng chuyển đổi số vào để thu hẹp hoặc nới rộng khoảng cách với các đối thủ. Chú trọng vào kỹ thuật công nghệ và cho khách hàng thấy rõ được điểm mạnh của doanh nghiệp.
Giảm chi phí: Cắt bớt những chi phí không cần thiết. Giúp doanh nghiệp dễ dàng tiết kiệm chi phí và đầu tư vào những mảng khác.
Xem thêm: Ứng dụng chuyển đổi số đã thay đổi Việt Nam như nào
Điểm yếu
Thu nhập: Việt Nam là nước đang phát triển, nên nguồn đầu tư bị hạn chế.
Quản trị: Năng lực quản lý nội bộ chưa cao, cơ cấu chưa hoàn thiện. Dễ dàng dẫn đến sự thất bại và mất cân bằng trong hệ thống.
Kỹ năng: Nguồn lực Việt Nam về kỹ năng số là rất yếu. Không chỉ với nhân sự mà tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng ICT còn rất thấp. Chính vì vậy nên để ứng dụng chuyển đổi số, cần có nguồn lực vừa kỹ năng cao vừa chịu học hỏi.
Thời gian: Cần mất nhiều thời gian để đào tạo nhân sự có chất lượng cao.
Cơ hội
Phát triển: Nếu doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số. Thì tài chính của doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy lên một tầm cao mới. Tạo ra nhiều giá trị và tăng năng suất lao động của doanh nghiệp.
Đồng tình: Chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích về cuộc cách mạng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Nhằm nâng cao được hiệu quả lẫn như tạo ra sự minh bạch của cả hệ thống. Chính vì vậy mà doanh nghiệp nào mong muốn chuyển đổi số, đều được sự hỗ trợ của chính phủ.
Bình đẳng: Giúp người dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ, đào tạo, tri thức,… công bằng. Các ngành và các lĩnh vực được tối ưu, nâng cao được trải nghiệm cuộc sống của người dân.
Thách thức
Khả năng tiếp cận: Thách thức của chuyển đổi số đầu tiên sẽ là các thông tin, tài liệu,… Không có chuyên gia hỗ trợ, những việc này sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp.
Tiền đầu tư: Ngoài những ông lớn có túi tiền không đáy. Các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số, cần phải bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư cho việc nghiên cứu và đổi mới công nghệ.
Bảo mật: Liên quan đến công nghệ, nên tính bảo mật cần phải được đảm bảo. Những dữ liệu, thông tin cá nhân của nhân sự bên trong doanh nghiệp sẽ bị đe dọa bởi bên “thứ 3”. Đây chính là cái thách thức của chuyển đổi số lớn nhất.
Không hiểu nhu cầu khách hàng: Các doanh nghiệp thường qua chú tâm đến nâng cao chất lượng, mà lại bỏ quên nhu cầu của khách. Hãy nhớ rằng, khách hàng chính là trung tâm của chuyển đổi số. Vì vậy, bên cạnh việc “tiến hóa” thì cũng cần để tâm đến những nhu cầu thực sự của khách hàng.
Xem thêm: Những bí mật trong kỹ năng thuyết phục khách hàng của các “Bậc thầy”
Trên đây chính là những thách thức của chuyển đổi số mà mô hình SWOT có thể phân tích. Hãy biến thách thức thành cơ hội, nếu bạn đủ bản lĩnh. Nếu bạn làm được thì doanh nghiệp của bạn sẽ vững mạnh hơn bao giờ hết. Hãy trở thành biển để không bị ướt bởi những giọt mưa. Chúc bạn thành công và thuận lợi.
Xem thêm: Diễn văn của chủ tịch BIT Group tại lễ tốt nghiệp Huflit 2021
Xem thêm: Những xu hướng khởi nghiệp mới tại việt nam năm 2021
Xem thêm: Nhân sự cho chuyển đổi số nên hay không?