Quá trình chuyến đổi số đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhất là khi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, đây cũng chưa hẳn là điều xấu khi dịch bệnh đã và đang mang lại những cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Đặc biệt là trong môi trường nhiều sự gián đoạn như hiện nay, các nền tảng số sẽ giúp các doanh nghiệp ASEAN duy trì hoạt động. Như vậy, có thể thấy rằng để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế và xây dựng lại mạnh mẽ hơn, chuyển đổi số đang trở thành mục tiêu mũi nhọn của các nước ASEAN.
Thế hệ công dân số ASEAN trong tiến trình chuyển đổi số
1. Mật độ sử dụng Internet cao nhất thế giới
Khu vực Đông Nam Á được coi là nơi có mật độ người dân sử dụng Internet nhiều nhất trên toàn thế giới. Điều này đã hình thành một thế hệ công dân mới được gọi là công dân số. Theo một báo cáo đến từ Google, 70% dân số khu vực Đông Nam Á (tương đương 400 triệu người) đang sử dụng Internet và trong đó 90% là sử dụng thiết bị di động. Các báo cáo cũng cho thấy tiềm năng nền kinh tế Internet của khi vực là rất lớn khi đã đạt mức doanh thu 100 tỷ USD (2019) và được cho là sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2025.
Thêm vào đó, việc các hoạt động đều phải bế quan tỏa cảng đã mở ra cơ hội cho một thế giới số. Khi nó đang ngày một thay đổi thói quen của người tiêu dùng, những người lớn tuổi hoặc các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ trung thành với cách tiêu dùng truyền thống nay cũng cân nhắc về việc mua sắm trên các nền tảng số.
2. Sự thành công trong quá trình chuyển đổi số
Chuyển đổi số cũng đang góp công lớn vào làm thay đổi diện mạo nông nghiệp. Một ví dụ điển hình là việc ứng dụng chuyển đổi số đã thay đổi bộ mật nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Bắc, từ cuối năm 2018, Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vân Hội Xanh ở huyện Tam Đường (Vĩnh Phúc) đã áp dụng phần mềm VietGAP thành công. Từ đó, việc giám sát việc sử dụng vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các xã viên trở nên dễ dàng hơn, giúp không phải ghi chép nhật ký sản xuất thủ công mà chỉ cần kiểm tra dữ liệu cập nhật qua máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Không chỉ vậy, Vạn Hội Xanh cũng đã số hóa các hoạt động tiếp thị và bán sản phẩm. Điều này giúp sản lượng rau của Hợp tác xã đã tăng 5-10% so với trước đây, cung cấp hàng chục tấn rau an toàn cho thị trường mỗi tháng.
Những ví dụ thực tế, những con số thống kê trên mang đến một bức tranh tổng quan về chuyển đổi số và những lợi ích to lớn của quá trình này mang đến cho khu vực. ASEAN có tiềm năng chuyển mình thành một khu vực tiên phong về kỹ thuật số trên toàn cầu nếu các nước thành viên có thể hợp tác thống nhất để giải quyết các thách thức và nắm bắt các cơ hội kỹ thuật số rộng lớn mà khu vực này đang nắm giữ.

Những thách thức trong tiến trình chuyển đổi số
Mặc dù chứng kiến tốc độ tăng trưởng rất nóng thời gian qua, song các nước thành viên ASEAN đang phải đối mặt với thách thức lớn.
1.Tiến trình chưa đồng nhất
Tổng thể việc truy cập Internet và tiến trình số hóa tại các nước Đông Nam Á hiện nay vẫn chưa đồng nhất. Cụ thể vẩn còn tồn tại sự phân chia trong tiếp cận kỹ thuật số giữa các nước thành viên ASEAN và ngay trong chính các nước.
Một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã chỉ ra rằng, sự phân hóa kỹ thuật số tại Đông Nam Á đa phần diễn ra tại nông thôn với đặc trưng là thiếu sự sẵn có và giảm sự lựa chọn. Sự phân hóa này xuất phát từ sự chênh lệch chi phí để thiết lập các cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc ở vùng nông thôn cao hơn nhiều so với chi phí ở các địa điểm thành thị
Không chỉ có thế, chi phí truy cập Internet hiện vẫn còn quá cao đối với các gia đình có thu nhập thấp, và cơ sở hạ tầng, dịch vụ cần thiết cho mọi người có thể sử dụng Internet tại nhà phân bổ không đồng đều giữa các khu vực thành thị, nông thôn và vùng sâu, vùng xa.
2. Nguồn lực và khả năng hạn chế
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin nhấn mạnh hiện có nhiều vấn đề làm lu mờ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong khu vực. Các nước đang phát triển có nguồn lực và khả năng bị hạn chế sẽ phải đối mặt với những thách thức quan trọng như khoảng cách phát triển kỹ thuật số, thiếu kiến thức kỹ thuật số và an ninh mạng.
Đồng quan điểm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Hạ viện Philippines Allan Jay Velasco nhấn mạnh yêu cầu xây dựng nền kinh tế số là rất cấp bách và quan trọng, khi khu vực đang nỗ lực thích ứng với trạng thái “bình thường mới”.
Những thách thức trên phần nào cho thấy các nước Đông Nam Á vẫn còn rất nhiều điều phải làm để thúc đẩy có hiệu quả, thực chất quá trình số hóa cũng như nền kinh tế kỹ thuật số bao trùm. Điều này đặt ra yêu cầu cần có các chính sách và chương trình nghị sự kỹ thuật số mạnh mẽ với sự hợp tác, đồng lòng và tầm nhìn chiến lược của giới lập pháp, chính phủ và bộ, ngành các nước trong khu vực.
>> Xem thêm: Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Hành trình của hiện tại và tương lai
Nếu bạn muốn có thêm nhiều bí quyết để phát triển doanh nghiệp của mình còn chần chờ gì mà không theo dõi BIT Academy để cập nhật các tin tức mới nhất về kinh doanh và chuyển đổi số để phát triển doanh nghiệp của mình ngay hôm nay!