Trong suốt thời gian qua, hầu như các nhà lãnh đạo đều phải đối mặt với nhu cầu thực hiện các biện pháp thay đổi và thúc đẩy quá trình đổi mới. Lạm phát, địa chính trị, vấn đề chuỗi cung ứng, chi phí lao động, sự chia rẽ, thị trường chứng khoán không ổn định và kỳ vọng của các bên liên quan đang thay đổi bức tranh kinh doanh hàng ngày. Các nhà lãnh đạo đang xem xét kế hoạch kinh doanh và sáng kiến rộng lớn hơn, điều chỉnh và thậm chí thực hiện những thay đổi quan trọng. Trong thời gian gần đây, nhiều CEO đang chú ý hơn đến “rủi ro suy giảm” thay vì “cơ hội tăng trưởng”. Các nhà lãnh đạo trở nên ít tự tin và hoài nghi hơn về hướng phát triển của nền kinh tế.
Biến CEOs thành những nhà lãnh đạo của sự chuyển đổi
Lãnh đạo cần nhận ra sự cần thiết của thay đổi và quản lý chúng, dù cơ hội không phải lúc nào rõ ràng. Nhịp độ và sự phức tạp ngày nay không giảm, mà ngược lại, tăng rất nhanh. Người lãnh đạo cần tập trung vào cách điều hành thay đổi với tốc độ và cách đồng hành với nhân viên của mình.
Tuy nhiên, thực hiện thay đổi là một thách thức lớn, ngay cả khi đã đầu tư vào các sáng kiến lớn và dành thời gian, nguồn lực cho việc điều chỉnh, giao tiếp. Các thay đổi hiện đang diễn ra rộng rãi, bao gồm tích hợp và phá vỡ các các phòng ban hoặc đội ngũ làm việc độc lập, điều chỉnh mô hình hoạt động để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và hiệu quả, tự động hóa để đạt hiệu quả và chuyển đổi sang đám mây để thúc đẩy các luồng doanh thu mới.
Để thành công trong môi trường đang phát triển, CEO cần thay đổi tổ chức và có kỹ năng lãnh đạo để hướng dẫn mọi người vượt qua sự thay đổi. Điều này đòi hỏi bốn hành động:
Ưu tiên, ưu tiên, ưu tiên.
Sự nhanh nhẹn là chìa khóa trong môi trường thay đổi. Tham gia vào lập kế hoạch xung quanh các vấn đề chính có thể giúp nhà lãnh đạo định vị tổ chức để nhanh chóng chuyển hướng khi cần. Tránh quá nhiều ưu tiên giúp duy trì sự tập trung và tránh rủi ro làm mất hiệu quả. Quá nhiều ưu tiên là kẻ thù của sự tập trung và có nguy cơ làm nhiều việc kém hoặc chỉ “ổn”. Mặc dù có thể đòi hỏi rút lại sáng kiến hoặc thay đổi tư duy, nhưng những quyết định này vẫn cần ưu tiên những điều quan trọng nhất đối với các bên liên quan và thực hiện chúng một cách xuất sắc.
Đầu tư vào niềm tin
Niềm tin là một tài sản quý giá trong thời điểm phức tạp, khi doanh nghiệp đang liên tục đối mặt với thách thức về độ tin cậy của mình.
Nhà lãnh đạo cần tránh đánh giá quá cao những yếu tố tạo nên niềm tin. Dù đầu tư vào đào tạo, kiểm soát, và chính sách, việc tuân thủ pháp luật chỉ là bước khởi đầu. Bên liên quan đặt ra những câu hỏi sâu sắc về sự đa dạng, công bằng, bảo vệ môi trường và mong đợi doanh nghiệp xem xét thuật toán, chính sách dữ liệu, và quyền riêng tư để cải thiện niềm tin. Mặc dù quy trình công ty có thể thiếu sót, nhưng kỳ vọng về sự minh bạch và tiến triển sẽ tiếp tục tăng lên.
Đơn giản hóa danh mục đầu tư
Trong thời kỳ khó khăn, bạn nên lùi lại một bước và hỏi xem liệu các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư có hợp lý hay không hay liệu một số doanh nghiệp được sở hữu bởi người khác tốt hơn hay không. Danh mục đầu tư hợp lý hơn sẽ củng cố khả năng linh hoạt của tổ chức và tăng khả năng chuyển đổi thành công.
Chuẩn bị cho những hoạt động của cổ đông
Một lý do khác để thực hiện phân tích danh mục đầu tư một cách khách quan là sự gia tăng của các nhà đầu tư chủ động. Một số CEO và Ban giám đốc đang “nhìn mình trong gương” một cách khách quan để đặt ra thách thức đối với các chiến lược và kết quả thực hiện đã được thiết lập để đảm bảo rằng họ không dễ trở thành mục tiêu của nhà đầu tư chủ động. Các công ty có lợi từ việc nhập vai mạnh mẽ và phân tích những gì nhà đầu chủ động đang tìm kiếm. Các câu hỏi sắc bén và trực tiếp như “Kết quả của chúng ta có mạnh mẽ như đối thủ hay không?” hoặc “Những nỗ lực biến đổi của chúng ta có hiệu quả không?” có thể giúp lãnh đạo tránh xa những nhà đầu tư chủ động.
Đặt ra những câu hỏi khó
Dẫn dắt sự thay đổi đòi hỏi thời gian, sự chú tâm, tập trung từ CEO và đội ngũ lãnh đạo có kỹ năng cao. Đồng thời, đặt ra những câu hỏi cơ bản nhưng quan trọng cũng là một phần quan trọng, đòi hỏi sự khách quan, thực chất và kiên trì. Ví dụ, lãnh đạo cần tự đặt câu hỏi như: “Đội ngũ quản lý có thật sự phù hợp với nỗ lực và kết quả thay đổi không?” và “Chúng ta đã đảm bảo rằng mọi người và quản lý trực tiếp của họ hiểu rõ vai trò mới của họ sau sự thay đổi chưa?” Tốc độ ngày nay nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên tục sử dụng dữ liệu để điều chỉnh nỗ lực và đảm bảo sự hỗ trợ đầy đủ cho nhóm.
Một lần nữa, thay đổi đã khó, quản lý nó thậm chí còn khó khăn hơn. Mặc dù vậy, CEO không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh những nỗ lực thay đổi trong tổ chức của họ để duy trì tính cạnh tranh. Đây chính là thời điểm quan trọng để tập trung và thúc đẩy sự thay đổi, nhằm tạo ra sự khác biệt và thúc đẩy sự phát triển.
Lược dịch từ HBR
>>>>>XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC 4P CỦA VINAMILK: GIÚP ÔNG LỚN THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM
Để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích giúp bạn tìm tìm ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại kỷ nguyên số, đừng ngần ngại mà hãy đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số ngay hôm nay!
——————————————————————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
077 470 1089
Zalo: BIT Group