Chiến lược kinh doanh luôn là cụm từ được các chủ doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Nó là một trong những yếu tố quyết định cho việc tồn tại của doanh nghiệp. Vậy thì làm sao để có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả? Để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời đại hiện nay. Hãy cùng BIT Academy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là một bộ môn nghệ thuật phối hợp nguồn lực sẵn có và điều khiển nó đi tới mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Chiến lược của doanh nghiệp thể hiện được nguồn lực đang có, những điểm mạnh điểm yếu, và định hướng phát triển. Nó gần như là một bản kế hoạch dài hạn của một doanh nghiệp trên hành trình phát triển. Với một chiến lược thành công sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, tăng sức cạnh tranh, hiệu quả tài chính, và tăng doanh thu.
Các yếu tố của chiến lược kinh doanh
Mục tiêu của chiến lược là gì?
Một chiến lược luôn cần xác định rõ được mục tiêu của nó. Để có thể xác định được những giá trị phù hợp trong chiến lược với mục tiêu. Ví dụ nếu lợi nhuận cao là mục tiêu của chiến lược thì doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược nhắm vào phân khúc khách hàng cao cấp, những sản phẩm sinh lời cao. Còn đối với một số khác sẽ là thị phần, tăng trưởng, khách hàng,… Nhưng mục tiêu cần là cụ thể và có thể đo lường được để tạo nên được chiến lược phù hợp.
Phạm vi của chiến lược?
Vì mỗi doanh nghiệp đều có nguồn lực giới hạn nên việc xác định phạm vi rất cần thiết. Để có được một chiến lược hiệu quả cần cụ thể phân khúc khách hàng, địa lý, và sản phẩm. Từ đó truyền tải đến nhân viên để phục vụ đúng đối tượng mục tiêu, bán đúng sản phẩm chủ lực.
Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh
Nếu chỉ xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không thì chưa đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp cần nắm bắt được những giá trị khách hàng coi trọng. Cùng với việc xây dựng giản đồ giá trị khách hàng để xác định được những giá trị quan trọng nhất. Kết hợp với lợi thế cạnh tranh sẽ giúp khách hàng nhận ra giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ.
Hệ thống các hoạt động
Để có thể cung ứng được những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Dựa vào thực trạng doanh nghiệp, lựa chọn các công cụ phù hợp để tạo hệ thống hoạt động hiệu quả. Quan trọng đảm bảo được độ tương thích hệ thống hoạt động với việc tạo ra giá trị gia tăng.
Năng lực cốt lõi
Cuối cùng một phần quan trọng cần xác định trong chiến lược là năng lực cốt lõi. Đây chính là khả năng để triển khai các hoạt động, tạo nên lợi thế cạnh tranh. Vì thế xác định được những năng lực cốt lõi phù hợp định hướng doanh nghiệp. Giúp phát triển và xây dựng chiến lược thích hợp nâng cao hiệu quả.
Các bước để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả
Xác định mục tiêu doanh nghiệp
Bước đầu để một doanh nghiệp có thể thành công là tìm được cho mình mục tiêu phù hợp. Đây là những điều doanh nghiệp hướng tới trong tương lai. Nên cần phải mang tính thực tế và lượng hóa được. Đặc biệt cần các mục tiêu như doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư. Cũng như cân nhắc các yếu tố như nguyện vọng cổ đông, khả năng tài chính, hay chi phí cơ hội. Mục tiêu ngoài tạo động lực còn là thước đo mức độ thành công trong kinh doanh. Vì thế cần viết ra được những mục tiêu cụ thể, thiết thực để theo đuổi, nổ lực thực hiện.
Đánh giá tình trạng thực tại
Để đánh giá thực trạng thì có 2 lĩnh vực cần tập trung:
- Đánh giá môi trường kinh doanh: trong môi trường thay đổi liên tục hiện nay, việc nghiên cứu giúp đánh giá được nguy cơ cho mục tiêu và xác định được chiến lược của công ty.
- Đánh giá nội tại: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển.
Xây dựng chiến lược
Sau khi đã đánh giá và xác định được những yếu tố quan trọng đối với chiến lược doanh nghiệp. Thì cần dựa vào những thông tin đó để lựa chọn chiến lược phù hợp. Tùy công ty cần cân nhắc các phần về chi phí, thời gian, tính khả thi… Đặc biệt là chiến lược sản phẩm. Nó là trọng điểm để xác định phương hướng đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Và để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phương thách cạnh tranh đường dài thì chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề:
- Mục tiêu cần đạt là gì?
- Đối thủ cạnh tranh là ai?
- Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?
Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Ở bước cuối cùng, nhà lãnh đạo xác định xem chiến lược lựa chọn phù hợp với mục đích doanh nghiệp không. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm vê quy mô.
Khóa học Xây dựng chiến lược và nền tảng kinh doanh online
Và để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược thì BIT Group đang có khóa học Xây dựng chiến lược và nền tảng kinh doanh. Sau khi học thì bạn sẽ biết được:
- Hiểu rõ chuyển đổi số, kinh doanh số bắt đầu từ đâu
- Các nguyên tắc cơ bản của kinh doanh online;
- Hành vi của khách hàng online;
- Xác định lý do tại sao phải kinh doanh online;
- Công thức thành công của kinh doanh online là gì;
- Cách bạn có thể khởi nghiệp hoặc chuyển biến mô hình kinh doanh doanh nghiệp của mình trở thành mô hình mới;
- Cách xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh online cũng như tận dụng các nền tảng kinh doanh phù hợp với bạn.
Xem thêm: Khóa học Xây dựng chiến lược và nền tảng kinh doanh online
Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Tại BIT Academy có 20 khóa học đào tạo chuyên sâu khác hỗ trợ bạn kinh doanh trong thời đại số hiệu quả.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay BIT Academy để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!