Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng phải thay đổi nếu không muốn bản thân trở nên lạc hậu. Theo báo cáo Digital Việt Nam 2021, có tới gần 74% dân số Việt Nam dùng mạng xã hội. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù dịch Covid vẫn còn đang phức tạp nhưng sự phát triển của công nghệ và digital marketing vẫn không hề bị ảnh hưởng. Ngược lại còn phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nhiều so với Marketing truyền thống.
Dịch Covid làm thay đổi văn hóa tiêu dùng của khách hàng như thế nào?
Dịch covid gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi mua sắm của người Việt Nam. Họ bị áp lực bởi hàng nghìn thứ, trong đó có áp lực về tài chính. Điều đó làm cho mức độ chi tiêu giảm hơn nhiều so với trước dịch. Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất của người tiêu dùng Việt Nam đó là họ luôn tìm kiếm những món hàng có giá cả hợp lý và tiết kiệm hơn. Nhằm mục đích tối ưu hóa ngân sách cho gia đình của mình.
Nhiều người tiêu dùng Việt Nam không thực hiện hành vi tiêu dùng trước đó và trì hoãn lại cho đến khi họ ổn định thu nhập trở lại sau đại dịch. Dịch Covid 19 khiến hành vi của một số người tiêu dùng trở nên bị động khi họ phải thực hiện giãn cách xã hội. Họ không có cơ hội chi tiêu cho các hoạt động giải trí, ăn uống bên ngoài. Đương nhiên các dịch vụ về spa và làm đẹp lại càng không.
Chính vì vậy mà nền tảng mua sắm trực tuyến phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn so với dự kiến ban đầu. Người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn mua những món hàng cần thiết, phù hợp với túi tiền của mình. Thậm chí còn có thể không cần đến tiền mặt nhờ sự hỗ trợ của phương thức thanh toán điện tử.
1. Tổng quan về dân số Việt Nam
– Việt Nam có 97,8 triệu dân vào tháng 1/2021
– Dân số Việt Nam tuổi trung bình đang là 32.7
– 37.7% sống ở thành thị, 62.3% sống ở nông thôn
2. Về Internet
– Có 68,72 Triệu người dùng Internet tại Việt Nam vào tháng 1/2021 (Báo cáo Digital Việt Nam 2021)
– Tỷ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam đạt 70.3% vào tháng 1/2021
3. Về mạng xã hội:
– Có 72 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vào tháng 1/2021
– Số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam tương đương 73.7% tổng dân số vào tháng 1/2021
4. Về di động:
– Có 154,4 triệu kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1/2021
– Tiktok đã vượt qua Facebook về số lượt download ở Việt Nam
5. Về Thương mại điện tử – e Commerce
– Consumer Goods (B2C): Chi tiêu trung bình năm / user tăng từ $95 trong 2020 lên $132 trong 2021
– Digital Payments: Giá trị giao dịch trung bình năm / user tăng từ $167 trong 2020 lên $238 trong 2021
Xem thêm: Những thách thức của chuyển đổi số dưới góc nhìn của SWOT
6. Về Digital Marketing
– Brand Discovery: Đa số người Việt khám phá thương hiệu mới thông qua hai kênh chính là Search Engines – công cụ tìm kiếm (chiếm 37%) và Ads on Television – quảng cáo truyền hình (chiếm 36.2%)
– Brand Research: Kênh nghiên cứu thương hiệu phổ biến nhất là mạng xã hội với 62.6%. Đứng thứ hai là công cụ tìm kiếm với 56.6%
Lời kết
97% người Việt Nam có thói quen truy cập Internet hàng ngày, trong số đó có 95% là xem video. Con số này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng video như một hình thức tiếp thị của thời đại mới.
Chúng ta đang chứng kiến thời đại “vàng” của dân số Việt Nam và của cả các nền tảng video trên Internet.Theo báo cáo Digital Việt Nam 2021 này, mỗi ngày, có hơn 4 tỷ lượt xem video trên Youtube. Trong khi, con số này ở Facebook là 5 tỷ. Theo các chuyên gia nhận định: 80% lượng truy cập tới từ các video và trong tương lai không xa, video sẽ chiếm lượng traffic lớn nhất trên internet. Những con số này đều chỉ ra rằng, video đang là “vua của nội dung” trên tất cả các nền tảng hiện nay.
Từ các số liệu báo cáo Digital Việt Nam 2021, những video có tính trải nghiệm cao sẽ được khán giả quan tâm nhiều hơn. Những video DIY (Do it Yourself), câu chuyện của người sáng lập, video tự quay. Sẽ giúp thương hiệu đến gần hơn với khán giả của mình. Có thể gián tiếp giúp cải thiện doanh số bán hàng. Và xây dựng uy tín lâu dài của thương hiệu.
Đặc biệt, trong năm 2021 vừa qua, những Video ngắn đã đem đến một “luồng gió mới”. Là cơ hội để các marketer thỏa sức sáng tạo trong tiếp thị. Trong thời kỳ đại dịch, việc sử dụng mạng xã hội của người dùng tăng một cách tự nhiên. Dự đoán hơn 10% với 7 triệu người.
Xem thêm: 5 cách để tối đa hoá giá trị doanh nghiệp của bạn khi bán hàng
Xem thêm: Phương pháp xây dựng chiến lược phát triển công ty