Bên cạnh những khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại cho chúng ta trong gần 2 năm qua, nước ta được dịp chứng kiến sự chuyển mình từ thói quen mua sắm, kinh doanh trực tuyến của người tiêu dùng, người sản xuất. Thương mại điện tử tại Việt Nam đang từng bước chứng minh sức hút của mình, từng bước trở thành kênh phân phối giúp doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm. Hướng đến mục tiêu chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động sản xuất, phân phối, kinh doanh.
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (e-commerce) là việc thực hiện một phần hay toàn bộ quá trình kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Nói một cách đơn giản thì thương mại điện tử là việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua mạng viễn thông hay các phương tiện điện tử. Các giao dịch này bao gồm các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng,..
Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 11.8 tỷ USD, chiếm 5.5% tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trên toàn quốc.
Việt Nam cũng rất tự hào khi đứng trong top 3 nước có tốc độ tăng trưởng bán lẻ lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia.
Nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ thương mại điện tử tại Việt Nam
Dựa theo khảo sát, kể từ năm 2020 khi đại dịch Covid 19 bùng nổ tại Việt Nam, nhu cầu mua sắm của người dân thông qua các sàn thương mại điện tử Việt Nam tăng mạnh hơn bao giờ hết. Riêng với hai đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã chiếm hơn 70% tổng lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.
Không chỉ dừng lại ở những con số, thực tế cũng đã chứng minh những mô hình kinh doanh trực tuyến mang lại nhiều lợi thế hơn trong mùa dịch. Thông qua các hình thức này, doanh nghiệp vẫn có thể kết nối đều đặn với khách hàng, đối tác, thậm chí công việc còn thuận lợi hơn với phương thức truyền thống.
Giải pháp phát triển TMĐT tại Việt Nam
- Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đáp ứng nhu cầu phát triển của TMĐT.
- Không ngừng học hỏi, cập nhật, nâng cao nhận thức và tay nghề chuyên môn cho nhân lực.
- Đầu tư, xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử.
- Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ cho TMĐT được toàn lực phát triển tại thị trường Việt Nam.
>>>Xem thêm: Doanh nhân trẻ startup thành công với thương mại điện tử giữa mùa dịch
Thương mại điện tử đang là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong mùa dịch. Để cập nhật thêm những câu chuyện thành công hay, đừng ngần ngại theo dõi Bit Academy ngay hôm nay.