Dịch bệnh Covid-19 nổ ra như một phép thử nghiệt ngã đối với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up). Không ít doanh nghiệp đã phải xin phép “dừng cuộc chơi” hoặc “xóa bài chơi lại”, nhưng cũng vẫn có nhiều doanh nghiệp, biến khó khăn thành động lực, phát triển bứt phá.
Start-up đối đầu với Covid – 19.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 phải chịu liên tiếp những “đòn roi” từ đại dịch Covid-19. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong tháng 7/2021 đã có 8740 doanh nghiệp được thành lập, giảm 22.8% so với tháng trước.
Song, dù số lượng giảm mạnh trong tháng 7 nhưng số doanh nghiệp thành lập trong 7 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng 0.8% so với cùng kỳ năm trước với 75.8 nghìn doanh nghiệp.
“Xóa bài làm lại”, biến thách thức thành cơ hội.
Thời gian vừa qua khi dịch bệnh nổ ra, làm việc từ xa (WFH) như một ý tưởng đột phá để vừa chống dịch, vừa có thể đảm bảo được hoạt động doanh nghiệp. Không như trước kia, sau Covid-19 dường như đã làm cho hành vi người dùng thay đổi. Một số ngành vẫn phát triển rất tốt nhưng cũng có ngành không hề tìm kiếm được khách hàng.
Tuy nhiên, việc này dường như là một cơ hội của các start-up nếu họ có thể nhận thấy được sự thay đổi hành vi này và đáp ứng được chúng. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần phải kỹ càng trong khâu chọn mảng để có thể tiến ra thị trường, nhanh, thuận lợi nhất có thể.

“Nhận thấy cơ hội, các startup buộc phải lao vào. Họ buộc phải quyết định nhanh bởi không thể chờ chắc chắn thành công mới làm. Không chỉ là nắm lấy cơ hội mà nó cũng giúp các startup sớm nhận ra mình có thể chơi tiếp hay phải xóa bài làm lại”, ông Hùng Trần – co – founder Got It chia sẻ.
Giải pháp từ các vườn ươm khởi nghiệp của những doanh nghiệp lớn.
Theo Phó tổng giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel – ông Lê Bá Tân, trước những thay đổi của thị trường. Viettel tập trung vào hướng đi mới là mạng 5G để chuẩn bị khai trương thị trường thương mại toàn quốc chính thức vào năm 2022 với những dịch vụ cung cấp giải pháp mới về IoT, Big Data nhằm hỗ trợ nền tảng cho các công ty start-up phát triển khi dịch bệnh đi qua.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ nên gói gọn ở một thị trường mà luôn phải tìm ra cơ hội để ra khỏi biên giới. Đặc biệt theo các chuyên gia nhận định, Đông Nam Á là một môi trường năng động, tiềm năng và có đầy đủ đặc tính giúp các start-up có cơ hội bứt phá.
Ông Trần Việt Hùng nhân định nếu các start-up Việt Nam muốn tìm hướng đi mới thì ngay từ đầu phải nghĩ ra được sản phẩm dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, bao phủ được thị trường Đông Nam Á. Tiềm năng lớn mở ra sẽ hút rất nhiều doanh nghiệp nhảy vào khai thác để tạo ra sự đột phá.
>>>Xem thêm: Ba bài học sâu sắc về bản thân dành cho doanh nhân trẻ