Để tiếp cận được tệp lớn khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu trực tuyến hiệu quả trong thời đại công nghệ kỹ thuật số phát triển như hiện nay thì digital marketing framework sẽ là một yếu tố không thể thiếu dành cho các doanh nghiệp. Vậy digital marketing framework là gì? Sau đây hãy cùng BIT Group tìm hiểu ngay nhé!
>>> Xem thêm: XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING TĂNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
Vậy chiến lược Digital marketing framework là gì?
Digital marketing framework hay còn gọi là khung chiến lược tiếp thị kỹ thuật số là một cấu trúc chiến lược toàn diện và các hệ thống gồm các bước triển khai kế hoạch, các phương pháp, công cụ và nguyên tắc giúp xây dựng, triển khai, đo lường và quản lý hiệu quả các chiến dịch digital marketing. Là một khung nhìn tổng thể, đồng thời cũng là cơ sở để tổ chức và tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị trực tuyến.
Cách xây dựng chiến lược digital marketing framework hiệu quả
Để xây dựng một chiến lược digital marketing framework hiệu quả cần 5 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch
Để tìm ra mục tiêu chính của một chiến dịch digital marketing cụ thể, doanh nghiệp cần phải xác định các mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu cũng như về thông điệp tổng thể.
Sau đây là một số câu hỏi giúp doanh nghiệp tìm được đáp án cho mục tiêu của mình muốn hướng đến là gì:
- Sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu?
- Doanh nghiệp muốn kể câu chuyện gì? Kể như thế nào? Muốn khách hàng trải nghiệm như thế nào?
Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp? - Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Họ đang cần điều gì từ doanh nghiệp?
- Sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
- Những sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đem lại những thay đổi tích cực nào cho khách hàng?
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Sau khi đã có mục tiêu, doanh nghiệp cần khoanh vùng và xác định khách hàng của mình là ai theo từng phân khúc dựa trên nhân khẩu học (tuổi, giới tính, thu nhập…), tâm lý học, sở thích, thói quen, hành vi và các yếu tố tác động đến việc mua hàng.
Đồng thời doanh nghiệp có thể xác định pain point (niềm đau) của khách hàng: Họ gặp phải khó khăn gì khi mua hàng và doanh nghiệp có thể giải quyết điều gì giúp họ?
Từ đó, doanh nghiệp sẽ tìm được insight và định hướng chiến lược đi đúng hướng với mục tiêu đặt ra.
Bước 3: Phân tích đối thủ
Việc tìm hiểu thị trường và khám phá những gì đối thủ đang làm không chỉ giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình mà còn giúp doanhn nghiệp có thể nhùn ra những lỗ hổng trong chiến lược và khắc phục nó tốt hơn. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần:
- Phân loại đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đâu là đối thủ cạnh tranh gián tiếp.
- Đánh giá ngành dựa vào quy mô thị trường, thị phần, tỷ lệ tăng trưởng, các hoạt động truyền thông trên các kênh và những nội dung cập nhật.
- Theo dõi cách đối thủ xây dựng chiến lược trên các kênh và phân tích website của họ.
Hiện nay, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ sau để phân tích như: google trends, facebook library, SociaGraph, Alexa…
Bước 4: Xác định các kênh marketing
Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp cần xác định những kênh marketing nào (quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, google ads, SEO…) để đưa thông điệp của doanh nghiệp đến với nhóm khách hàng mục tiêu.
Doanh nghiệp không cần phải đầu tư cho một kênh duy nhất hay tất cả các kênh hiện có. Doanh nghiệp chỉ cần xác định các kênh mà tệp khách hàng của mình thường sử dụng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp là được.
Bước 5: Tìm hiểu một số mô hình Digital marketing framework
Bước cuối cùng, doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình digital marketing framework sao cho phù hợp với mục tiêu, phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng và các kênh hiệu quả hiện có.
Các Digital marketing framework phổ biến
Mô hình 5A của Kotler
Aware: Giai đoạn nhận thức: khách hàng tiềm năng sẽ bắt đầu nhận biết thương hiệu thông qua nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, truyền miệng hoặc các hoạt động quảng cáo khác. Giai đoạn này khách hàng vẫn chưa sẵn sàng mua và sử dụng nhưng họ có thể sẽ quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Appeal – Thu hút: Khách hàng sẽ ghi nhớ tạm thời hình ảnh của thương hiệu mà họ thấy thu hút nhất. Tuy nhiên để khách hàng nhớ và gắn kết bền lâu với thương hiệu, các doanh nghiệp buộc phải có các hoạt động khơi gợi về thương hiệu một cách thường xuyên nhằm tăng độ phủ và giữ được vị trí đứng trong tâm trí của khách hàng.
Ask – Tìm hiểu: khách hàng chủ động tìm kiếm thông tin về thương hiệu thông qua nhiều nguồn như sự tư vấn của người quen, bạn bè; tự mình đánh giá và tìm hiểu trên hệ thống Website, mạng xã hội… với các review, đánh giá của người dùng khác. Họ sẽ so sánh chất lượng và giá cả. Thứ họ quan tâm là các tính năng, lợi ích và các giải pháp thương hiệu đem lại.
Act – Hành động: khách hàng sẽ tiến đến quá trình mua hàng và thanh toán. Họ sẽ tương tác nhiều hơn trong quá trình trải nghiệm và sau khi mua. Các doanh nghiệp cần đảm bảo đem lại trải nghiệm tích cực và ấn tượng tốt sau mua cho khách hàng nhằm giữ chân khách hàng và thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp.
Advocate – Ủng hộ: khách hàng tiềm năng sẽ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu, họ sẽ là người giới thiệu và chia sẻ tích cực về thương hiệu cho người quen và các đối tượng khác trên mạng xã hội.
Mô hình Race planning
RACE planning tập trung vào việc tăng trưởng doanh số bán hàng với bốn giai đoạn:
- Reach – Mở rộng phạm vi tiếp cận: Xây dựng nhận thức và tăng khả năng hiển thị là mục tiêu chính trong trong giai đoạn này.
- Act – Thực hiện các hành động cụ thể: Là giai đoạn thuyết phục các khách hàng truy cập và thực hiện một hành động cụ thể trên các trang website hay tài khoản mạng xã hội. Các doanh nghiệp cần xác định tỷ lệ thoát trang (bounce rate), thời lượng trung bình khách hàng truy cập trên trang Website và số lượng khách hàng đăng ký.
- Convert – Chuyển đổi khách hàng: Là giai đoạn chuyển đổi các độc giả thành khách hàng của doanh nghiệp. Với các chỉ số hiệu suất chính như: tỷ lệ chuyển đổi, số lượng khách hàng, doanh số bán và tăng trưởng doanh thu.
- Engage – Gia tăng sự kết nối: Phát triển mối quan hệ để tăng khả năng giữ chân khách hàng tiềm năng. Riêng ở giai đoạn này có tới 2 chỉ số đo lường hiệu suất quan trọng: tỷ lệ khách hàng thoát và tỷ lệ khách hàng quay trở lại.
Mô hình SAVE marketing framework
Solution (giải pháp): Dùng giải pháp thay thế cho sản phẩm, khách hàng lựa chọn một sản phẩm không vì ngẫu nhiên mà vì nó đáp ứng được một phần nhu cầu của họ. Thay vì chỉ tập trung vào lợi ích của sản phẩm, thì giờ đây các doanh nghiệp cần làm là nên tập trung vào giải pháp tổng thể của sản phẩm.
Access (tiếp cận): Yếu tố “Place” giờ đây đã trở nên lỗi thời khi công nghệ hiện đại đang phát triển. Việc mua sắm online đã tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Ngay cả việc mua sắm tại cửa hàng, người dùng vẫn có thói quen nghiên cứu sản phẩm trên internet trước khi quyết định đến mua trực tiếp. Vì vậy để tiếp cận với tệp khách hàng lớn hơn, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh “access” thay vì “place”.
Value (giá trị): Người tiêu dùng ngày nay thường dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu sản phẩm trước khi mua sắm, đặc biệt rất hoài nghi với các sản phẩm giá rẻ. Vì vậy điều các doanh nghiệp cần làm là tìm cách cải thiện giá trị của sản phẩm để thu hút khách hàng thay vì tập trung vào giá hời.
Education (giáo dục): Doanh nghiệp cần chia sẻ và giải thích với khách hàng về giá trị của sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu để họ hiểu rõ hơn và nắm được cách sử dụng sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của BIT Group về chiến lược digital marketing framework. Hy vọng với bài viết trên có thể giúp bạn đọc có một góc nhìn rộng hơn về digital marketing đồng thời lựa chọn được hình thức marketing phù hợp với doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MẠNH MẼ VỚI CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING
Để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích giúp bạn tìm tìm ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại kỷ nguyên số, đừng ngần ngại mà hãy đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số ngay hôm nay!
——————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group