Trong công cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sẽ áp dụng các chiến lược 4P, 7P… để xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên 4P vẫn là chiến lược cốt lõi mà doanh nghiệp cần có đầu tiên trước khi tiến hành các chữ P khác. Vậy chiến lược 4P là gì và nó có vai trò như thế nào? Sau đây, hãy cùng BIT Group tìm hiểu nhé!
>>> Xem thêm: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỘT PHÁ HIỆU QUẢ
Thế nào là chiến lược 4P?
Chiến lược 4P hay còn gọi là chiến lược marketing mix (marketing hỗn hợp) là hoạt động mà doanh sử dụng các công cụ marketing để đạt mục tiêu chiến lược của mình. Với 4 yếu tố tương ứng với mỗi chữ P: sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion) sẽ có các chiến lược khác nhau.
Product – sản phẩm
Sản phẩm có thể là vô hình hay hữu hình mà một doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Các Marketer cần nắm được vòng đời của sản phẩm và có các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn: giới thiệu (introduction), tăng trưởng (growth), bão hòa (maturity) và suy thoái (decline).
Một số chiến lược sản phẩm phổ biến:
- Chiến lược theo dòng sản phẩm (Product line)
- Chiến lược theo vòng đời sản phẩm
- Chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item)
- CHiến lược về tập hợp sản phẩm (Product mix)
- Chiến lược về nhãn hiệu
Price – giá cả
Giá cả của sản phẩm sẽ quyết định đến số lượng bán và sức cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá bán của một sản phẩm thường được xác định dựa trên các chi phí của sản phẩm (chi phí marketing, sản xuất…), giá của đối thủ và định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng.
Một số chiến lược giá phổ biến:
- Chiến lược giá phân biệt
- CHiến lược giá thâm nhập
- Chiến lược giá hớt váng
- Chiến lược giá theo vòng đời sản phẩm
- Chiến lược giá theo tâm lý khách hàng
- Chiến lược giá theo giá trị cảm nhận
- Chiến lược giá theo điều kiện thanh toán
- Chiến lược giá theo điều kiện giao hàng
Place – Địa chỉ/ phân phối
Các doanh nghiệp cần xác định kênh phân phối – nơi mà doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho khách hàng. Đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, tất cả phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng hóa khi đến tay người dùng cuối.
Một số chiến lược phân phối phổ biến:
- Chiến lược phân phối đại trà
- Chiến lược phân phối chuyên sâu
- Chiến lược phân phối độc quyền
- Chiến lược phân phối chọn lọc
- Hình thức nhượng quyền
Promotion – xúc tiến
Đây là yếu tố cuối cùng khi đã có sản phẩm, giá và phân phối. Gồm các hình thức quảng cáo, xúc tiến sản phẩm và doanh nghiệp đến thị trường mục tiêu nhằm thông báo các thông tin chương trình, sản phẩm nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp và trở thành khách hàng trung thành.
Một số chiến lược xúc tiến phổ biến:
- Tiếp thị nội dung
- Tài trợ
- Truyền thông xã hội
- Tiếp thị qua Email Marketing
- KOL Marketing
Vai trò của chiến lược 4P trong doanh nghiệp hiện nay
Thúc đẩy doanh nghiệp tạo sản phẩm mới, chất lượng
Với chiến lược 4P, sau khi nghiên cứu kỹ càng về thị trường, nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng hiện tại, doanh nghiệp có thể phát triển ra thị trường các sản phẩm mới để đáp ứng xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng.
Nâng cao giá trị thương hiệu
Chiến lược 4P cung cấp một quy trình toàn diện qua từng giai đoạn cụ thể cùng các định hướng và mục tiêu rõ ràng để phát triển sản phẩm và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp ra thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao sự uy tín và giá trị thương hiệu của mình hơn trên thị trường và đối với người tiêu dùng cũng vậy.
Gia tăng lợi ích của người tiêu dùng
Với chiến lược 4P hiệu quả không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà người tiêu dùng cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích khác như sự lựa chọn đa dạng về các sản phẩm mới với chất lượng cao hơn, có nhiều tính năng mới, giá cả cạnh tranh, thuận tiện hơn khi mua hàng…
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều doanh nghiệp mới trên thị trường với đa dạng lĩnh vực. Các doanh nghiệp cần phải khẳng định vị thế cạnh tranh bằng cách không ngừng sáng tạo, nâng cao những giá trị cung cấp đến khách hàng và thị trường. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể chinh phục được những khách hàng khó tính và đưa doanh nghiệp vươn lên trong thị trường ngành.
Khóa huấn luyện “Xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh tự động trên nền tảng số” – Hỗ trợ tối ưu hóa chiến lược 4P
Nội dung khóa học
Gồm 5 nội dung chính:
- Chuyên đề Hội thảo – Xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh tự động
-
- Ứng dụng công cụ bán hàng đa kênh hiệu quả (Thực hành cách thức xây dựng đa kênh chuẩn chỉnh cho người chưa biết về kỹ thuật hoặc đã từng triển khai nhưng chưa tạo ra hiệu quả)
- Phương pháp để kinh doanh cái khách hàng cần mà mình có
-
- Ứng dụng công cụ bán hàng đa kênh hiệu quả (Thực hành cách thức xây dựng website cho người chưa biết về kỹ thuật hoặc website đã xây dựng nhiều lần nhưng chưa mang lại hiệu quả)
- Chuyên đề Hội thảo – Quản trị năng lực tái tạo bản thân
Bạn sẽ nhận được gì sau khi tham gia khóa học
- Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp Chứng chỉ Tốt nghiệp khóa huấn luyện “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁN HÀNG ĐA KÊNH TỰ ĐỘNG TRÊN NỀN TẢNG SỐ” của học viện BIT ACADEMY (thuộc BIT GROUP).
- Được các chuyên gia hàng đầu trong ngành đào tạo các tư duy, kỹ năng và các công cụ cần thiết phải có để vận hành hệ thống bán hàng đa kênh hiệu quả.
- Được cung cấp các kiến thức, kỹ năng và công cụ thực chiến được cập nhật mới nhất của thế giới và của Việt Nam mà một người kinh doanh, bán hàng cần phải trang bị.
Điều kiện tham dự khóa huấn luyện
- Học viên đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.
- Đã từng hoặc đang nắm giữ vị trí quản lý trong công ty.
- Đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc.
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện
- Giám đốc/ Giám Đốc Kinh doanh hay Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh, Trưởng/ Phó Phòng Kinh doanh, Trưởng/ Phó Phòng Tiếp thị & Bán hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Các cấp quản lý bán hàng
- Những người khởi nghiệp, muốn khởi nghiệp hoặc những người có mong muốn tăng trưởng bền vững việc bán hàng trong kỷ nguyên số.
>>> ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC: TẠI ĐÂY
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của BIT Group về chủ đề “Chiến lược 4P”. Hy vọng với bài viết trên có thể giúp bạn đọc có thêm góc nhìn mới hơn về chiến lược 4P cùng vai trò của chiến lược 4P trong doanh nghiệp.
Để nâng cao kiến thức và kỹ năng kinh doanh nhằm tăng trưởng doanh số cho doanh nghiệp, đồng thời tìm ra được chiến lược kinh doanh phù hợp trong kỷ nguyên số đầy biến động. Hãy đăng ký tham gia chương trình “CHIẾN LƯỢC KÉP ĐỂ TỔ CHỨC BỨT PHÁ 2024” trong hôm nay!
>>> Xem thêm: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
——————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group