Công nghệ sản xuất tự động hóa (Automation), khả năng tính toán với dữ liệu lớn (Big data), khả năng kết nối vạn vật (IoT), công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine Learning)… đã và đang làm thay đổi cách thức doanh nghiệp sản xuất, quản trị, quản lý, kinh doanh, truyền thông với khách hàng tiêu dùng. Chuyển đổi số đã không còn là xu hướng mà là ứng dụng vào tổ chức như thế nào để tăng trưởng và giảm chi phí. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích to lớn, như tăng cường hiệu quả hoạt động, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và tối ưu hóa quy trình làm việc, nhưng quá trình này cũng đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn mà cần được quản lý một cách hiệu quả.
Nhiều rủi ro khó lường
Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam áp dụng công nghệ số chiếm 72% trong năm 2023, tăng 12% so với năm 2020. Báo cáo của McKinsey GDP tăng trưởng 0,6% – 1,2% mỗi năm do chuyển đổi số. Cho thấy mức độ phủ sóng của xu hướng “chuyển đổi số” tác động lên hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nói chung.
Chuyển đổi số cần được định hướng bởi tầm nhìn chiến lược rõ ràng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh và khả năng thực thi của doanh nghiệp. Việc thiếu tầm nhìn chiến lược có thể dẫn đến các thiếu sót khi lựa chọn công nghệ, đầu tư lãng phí và thất bại trong việc đạt được mục tiêu chuyển đổi.
Đồng thời, quá trình thay đổi toàn diện, đòi hỏi sự cam kết và tham gia tích cực của lãnh đạo cấp cao. Việc thiếu sự tham gia của lãnh đạo có thể dẫn đến sự thiếu đồng thuận, thiếu nguồn lực và sự phối hợp không hiệu quả giữa các bộ phận trong quá trình chuyển đổi.
Phương pháp quản trị rủi ro
Xác định rủi ro là bước đầu tiên trong quá trình quản trị. Doanh nghiệp cần phân tích môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và pháp luật Việt Nam để xác định các yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Sau đó, đánh giá năng lực nội bộ, bao gồm nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghệ và quy trình để xác định mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số.
Đánh giá rủi ro giúp doanh nghiệp xác định mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra của từng rủi ro, từ đó ưu tiên xử lý những rủi ro nguy hiểm nhất. Việc sử dụng các công cụ như ma trận đánh giá rủi ro và phân tích điểm rủi ro sẽ giúp quá trình đánh giá diễn ra hiệu quả hơn.
Lập kế hoạch dự phòng là yếu tố quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro. Kế hoạch dự phòng cần cụ thể, chi tiết, dễ triển khai và phù hợp với từng rủi ro cụ thể.
Giám sát và đánh giá là hoạt động thường xuyên để đảm bảo hiệu quả của các biện pháp quản lý rủi ro. Doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ như báo cáo định kỳ, kiểm toán nội bộ và hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi tiến độ và điều chỉnh khi cần thiết.
Để quản trị rủi ro hiệu quả, doanh nghiệp cần áp dụng các phương pháp phù hợp. Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý rủi ro, khảo sát và đánh giá, đào tạo và nâng cao nhận thức sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro.
—————————————————————-
Chương trình “GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG MẠNH DOANH THU TRONG THỜI KỲ CẮT GIẢM CHI PHÍ” sẽ trình bày các phương thức cải tiến tăng trưởng doanh thu dưới góc độ chia sẻ của Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – Chủ tịch CLB Đào Tạo – Tư Vấn Doanh Nhân Trẻ Việt Nam – TCC Club, Nhà sáng lập và Chủ tịch BIT Group.
✨ Dẫn chứng về xu thế thị trường và những cơ hội, thách thức, khó khăn, thuận lợi của Doanh nghiệp.
✨ Ứng dụng “mô hình MST” cho mục tiêu tăng trưởng doanh số và tối ưu hóa chi phí thông qua việc chuyển đổi mô hình kinh doanh.
✨ Làm thế nào để xây dựng hệ thống kinh doanh, bán hàng tự động và áp dụng quản lý bằng chuyển đổi số thực chiến cho Doanh nghiệp để mang lại hiệu quả.
✨ Phân tích, tư vấn và giải đáp Case Study cụ thể từ Khách mời cùng Chuyên gia.
Hãy tham gia ngay chương trình này để không bỏ lỡ bước ngoặt lớn cho Doanh nghiệp trong năm nay.
Thời gian: 08:00 – 11:30 | Thứ Tư, 27/03/2024
Địa điểm: Stix – Banquets & Events, 174A Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Lưu ý: Số lượng tham dự giới hạn cho 30 anh chị doanh nhân.
ĐĂNG KÝ NGAY TẠI: https://2024.vietnam2030.vn/?utm_source=web