Bán hàng đa kênh- một giải pháp mới cho thời đại mới. Làn sóng công nghệ 4.0 đã tác động đến thị hiếu người tiêu dùng, Do đó đòi hỏi cần phải có một phương thức bán hàng phù hợp.
Theo một nghiên cứu kéo dài 14 tháng của tạp chí Harvard Business Review, 73% số lượng khách hàng tham khảo nhiều kênh khác nhau trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm. Nghiên cứu chỉ ra rằng khách hàng càng sử dụng nhiều kênh khác nhau thì họ càng mua sắm nhiều hơn. Ví dụ: những khách hàng sử dụng hơn 4 kênh trở lên đã chi tiêu tại cửa hàng nhiều hơn 9% so với những khách hàng sử dụng một kênh duy nhất. Thậm chí có hơn 24.1% người bán hàng đa kênh đã kiếm được lợi nhuận cao trong và sau dịch covid -19.
Là dân kinh doanh, có lẻ không ai không biết đến câu nói kinh điển “Không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Uớc tính trung bình mỗi người sẻ dành hơn 6 tiếng để lướt và mua sắm trên mạng xã hội. Họ thường có thói quen so sánh giá cả, chất lượng từ nhiều kênh khác nhau. Vì vậy, câu nói nhằm nhắc nhở rằng các nhà bán hàng không nên đầu tư tất cả tiền mình có vào 1 kênh bán hàng nhất định để thu hút khách hàng tiềm năng và hạn chế rủi ro.
Bán hàng đa kênh- Omnichannel là gì?
Mô hình dựa trên nền tảng truyền thông tiếp thị từ online đến offline. Tất cả các dữ liệu kinh doanh từ doanh thu, khách hàng, sản phẩm đơn hàng được đồng bộ hóa trên một hệ thống trung tâm, tạo điều kiện quản lí và cập nhật dễ dàng và chi tiết nhất. Tiết kiệm nhân lực cũng là ưu điểm của nền tảng này. Top kênh hàng đầu trong lĩnh vực này: Lazada, shopee, Tiki, mạng xã hội.
Xem thêm: Hé lộ phương pháp kinh doanh hiệu quả năm 2022
Phân biệt omnichannel và multichannel
Omnichannel là gì?
Hình thức bán hàng tập trung vào việc phủ sống độ nhận diện thương có tính nhất quán, liên tục. Nghĩa là đề cập đến việc khách hàng tiếp xúc, quan tâm đến thương hiệu của bạn như thế nào. Thường diễn ra trên các phương tiện truyền thông hay thiết bị mà khách hàng có thể tiếp cận được. Mô hình này góp phần thúc đẩy nhanh quá trình lựa chọn mua hàng.
Hubspot – 1 trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing và CRM hàng đầu thế giới định nghĩa răng: trải nghiệm đa kênh là “một cách tiếp cận đa kênh để tiếp thị, bán hàng và phục vụ khách hàng theo cách tạo ra trải nghiệm khách hàng tích hợp và gắn kết cho dù khách hàng tiếp cận bằng cách nào và ở đâu.”
Điểm đặc biệt của hình thức omnichannel là nhà bán hàng sẻ tập trung hoàn toàn vào tiếp thị mạng xã hội, điểm bán lẻ, website, Affiliate, nên công tác kiểm tra, quản lí dễ dàng hơn.
Multichannel là gì?
Xu hướng của thời đại số, người ta ví multichannel như là một mãnh đất quý. Nếu như biết khai thác triệt để, nắm chắc được mong muốn, hành vi của khách hàng về sản phẩm. Đây là một mô hình giúp khách hàng nhận diện thương hiệu từ online. Ví dụ như (website thương mại, trang thương mại điện từ) cho đến offline (các cửa hàng truyền thống). Người bán có thể tiếp thị tại các cửa hàng hay mạng xã hội. Tạo nên một làn sống trong chiến dịch marketing của nhiều công ty.
Hiểu đơn giản, độ phủ sống của công ty sẻ tạo được độ nhận diện và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Gần đây, Multichannel đã từng bước phát triển thêm một hình thức nổi bật trên nền tảng online với mô hình Affiliate.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh online phổ biến nhất
Một quy trình bán hàng đa kênh đúng chuẩn
Bước 1: Đặt khách hàng vào vị trí trung tâm
Khách hàng là mục tiêu trung tâm cũng được coi là mục tiêu cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Có thể nói sự hài lòng của khách hàng phản ánh sự thành công, phát triển của mỗi công ty. Bằng cách đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Mang đến trải nghiệm tích cực. Thay đổi sản phẩm, dịch vụ để phục vụ khách hàng.
Bước 2: Hiểu rõ mong muốn của khách hàng
Theo nghiên cứu gần đây của Forrester – công ty nghiên cứu nổi tiếng của Hoa Kỳ. 95% các nhà lãnh đạo cho rằng cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt là ưu tiên hàng đầu. Khách hàng luôn muốn những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa. Có nghĩa là mong muốn cung cấp tất cả các thông tin về sản phẩm, lợi ích, giá cả một cách chi tiết và phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng.
Bước 3: Phân loại khách hàng, đối tượng sản phẩm
Mục đích chính là xác định khách hàng mục tiêu để cung cấp nhưng dịch vụ, sản phẩm phù hợp. Cắt giảm chi phí marketing và tập trung vào một đối tượng khách hàng nhất định. Dựa trên tâm lý, khả năng mua hàng, thu nhập, số lần mua hàng để phân loại tốt nhất.
Bước 4: Cá nhân hóa
Góp phần nâng cao trải nghiệm của khách hàng để doanh nghiệp có thể điều chỉnh trong sản phẩm. Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5% làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp từ 25 – 95%. Doanh nghiệp có thể khảo sát thị trường kỹ càng để nắm bắt được nhu cầu của từng khách hàng.
Bước 5: Đưa ra các định hướng
Các định hướng thể hiện được bước đi của doanh nghiệp hướng tới những mục đích gì. Dựa vào đó công ty có thể đi nhanh hơn và tối ưu hóa được khách hàng mục tiêu.
Bước 6: Sử dụng đúng nền tảng công nghệ.
Một trong số yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp là nền tảng công nghệ. Dựa vào số lượng người dùng, chi phí ổn định để có thể sử dụng những nền tảng phù hợp.
Xem thêm: Tiền sinh ra tiền với kinh doanh tại nhà