Độ tuổi trước 30 là một khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Độ tuổi 30 cũng là một cột mốc đánh dấu ⅓ cuộc đời. Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi gắn liền với trách nhiệm và những câu hỏi lớn cần câu trả lời. Sự nghiệp cũng là một câu hỏi lớn và việc kinh doanh cũng thế. Để chuẩn bị cho tuổi 30 đầy hứa hẹn, người kinh doanh không thể bỏ lỡ 27 bài học kinh doanh dưới đây. Đây cũng là những bài học nên được học trước tuổi 30 để nó là hành trang trong suốt quá trình kinh doanh.
Trước tuổi 30 bạn cần bài học kinh doanh gì?
Kiên trì để đạt được mục tiêu
Hoạt động kinh doanh là hoạt động cần sự nghiêm túc. Đây cũng không phải là câu chuyện “một sớm, một chiều”. Bạn không thể muốn làm thì làm, muốn bỏ ngang thì bỏ ngang. Để đạt được thành công, bạn cần phải thật kiên trì. Bởi vì kinh doanh bạn sẽ luôn gặp được những khó khăn, nhưng đừng vì thế mà bạn bỏ cuộc. Trước khi bạn dừng lại, bạn nên nghĩ lại lý do tại sao bạn lại bắt đầu. Mục tiêu của bạn là gì, có phải bạn đã rất hào hứng lúc đầu? Lúc đó, bạn hãy tìm cho mình một động lực và nỗ lực hết mình.
Sự kiên trì đến cùng có thể sẽ mang đến thành công, có thể mang đến thất bại. Điều đó không một ai có thể đảm bảo nhưng chỉ cần bạn kiên trì thì nhất định bạn sẽ không phải hối tiếc khi nhìn lại.
Rút ra bài học từ thất bại
Thất bại không phải là chấm hết. Bạn vấp phải thất bại thì đừng buồn vì nó. Bạn hãy nghĩ rằng chính nhờ những thất bại đó mà bạn có thể trưởng thành hơn. Mỗi lần thất bại đều dạy cho bạn một bài học quý giá. Bạn hãy nhớ rằng không có một bài học nào là miễn phí. Và cái giá mà bạn phải trả cho những bài học mà bạn có lẽ không bao giờ biết được nếu không có thất bại là rất lớn. Hoạt động kinh doanh luôn ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng kinh nghiệm cũng là thứ cần thiết. Thất bại sẽ cho bạn kinh nghiệm để hạn chế được những rủi ro trong tương lai.
Sự khác biệt giữa người thành công và những người bình thường là rút ra những bài học đến từ thất bại.
Biết tự tạo ra cơ hội
Cơ hội có thể tự đến nhưng chúng ta không thể biết khi nào nó đến. Vậy tại sao chúng ta không tự tạo ra cơ hội cho bản thân. Trong kinh doanh cũng thế, tự tạo cơ hội sẽ luôn giúp bạn làm chủ được tình thế. Bạn tự tạo ra cơ hội trong kinh doanh cũng chính là việc bạn tự mở ra con đường mới cho bản thân. Đặc điểm của kinh doanh là tìm ra những hướng đi khác biệt. Chính những điểm khác biệt ấy sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn. Bạn có thể tự tạo ra cơ hội trong việc bán hàng, sản xuất hay thậm chí là cách vận hành doanh nghiệp. Bạn hãy nhớ rằng cơ hội có thể được tạo ra và việc kinh doanh sẽ thành công khi chúng ta vận dụng những cơ hội ấy.
Nắm bắt thời cơ
Chúng ta luôn chờ đợi thời cơ, nhưng thời cơ có thể biến mất rất nhanh. Khoảng cách giữa người thành công và người kinh doanh bình thường đôi khi chỉ là một khoảnh khắc nắm bắt thời cơ nhỏ. Thời cơ chỉ đến khi con người cảm nhận và nắm bắt được nó. Nếu bạn biết nắm bắt thời cơ, bạn sẽ luôn tìm thấy cơ hội của mình. Bạn có thể nhìn thấy thời cơ từ những khó khăn, thử thách. Nắm bắt thời cơ giúp bạn tìm được những hướng đi khác biệt trong kinh doanh.
Phát triển không ngừng
Thế giới này luôn vận động và phát triển. Trong kinh doanh cũng thế, hoạt động kinh doanh thay đổi từng ngày, từng giờ. Sự thay đổi này có thể nhanh đến mức bạn không thể ngờ. Vì thế, sự khuôn mẫu không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Bạn nên tránh đi theo những lối mòn. Nếu bạn không dám liều lĩnh trong hoạt động kinh doanh, bạn sẽ rất khó ghi dấu ấn của bản thân trên thương trường.
Tìm kiếm và quý trọng nhân tài
Hoạt động kinh doanh luôn cần những người có tầm nhìn. Không phải ai làm kinh doanh cũng có cho mình những người cộng sự giỏi. Con đường đi tìm một người có tầm nhìn và giỏi về chuyên môn thật sự rất khó. Vì thế, nếu bạn đã tìm được nhân tài cho công ty, hãy trân quý họ. Và họ sẽ gắn bó với bạn như thể những người bạn mà không phải là sếp và nhân viên. Nếu bạn chưa tìm được thì cũng không sao, hãy tiếp tục tìm kiếm. Nhân tài cũng như khách hàng, chỉ đến với chúng ta khi có duyên. Hãy kiên nhẫn và lập ra những chính sách đãi ngộ để giữ chân họ ngay khi tìm được.
Tin tưởng vào quyết định của chính bạn
Sự thiếu quyết đoán là điều cấm kỵ trong kinh doanh. Bạn không thể nào thành công nếu như bạn cứ ngập ngừng. Điều đó càng cho thấy bạn là người không có năng lực. Vì thế, hãy luôn tin tưởng vào bản thân mình. Nếu bạn không tin tưởng vào bản thân mình thì sớm hay muộn việc kinh doanh của bạn cũng sẽ đi vào ngõ cụt. Bạn phải tin là mình sẽ thành công, bởi nếu không có niềm tin thì không có sự bắt đầu. Và bạn sẽ nhận được những cảm xúc tiêu cực dẫn đến thất bại.
Đừng phung phí sức khỏe
Sức khỏe là thứ tài sản mà bạn sẽ không bao giờ có được nếu như bạn đánh mất nó. Bạn sẽ chẳng thể làm được gì nếu bạn không có sức khỏe. Dù hoạt động kinh doanh của bạn có bận rộn như thế nào thì bạn cũng cần phải yêu bản thân mình. Hãy giữ gìn sức khỏe mình bởi nó sẽ mang đến cho bạn một phong độ đỉnh cao.
Ai cũng có giá trị
Trong kinh doanh, giá trị được hình thành và tạo ra bởi chính con người. Vì thế bạn cũng có một giá trị cho riêng mình. Giá trị của bạn nằm ở cách mà bạn cư xử, giao tiếp và hành động của bạn. Những người khác cũng thế, họ cũng có những giá trị cho riêng mình. Vì thế bạn đừng bao giờ tự ti về bản thân mà thay vào đó hãy thật tự tin. Lúc đó chính giá trị ẩn sâu sẽ giúp nâng tầm bản thân của bạn hơn đấy.
Đừng vì thất bại mà lùi bước
Việc kinh doanh gặp thất bại là dĩ nhiên. Có thể lúc thất bại sẽ làm cho bạn nản lòng và thất vọng. Nhưng hãy nhìn vào thất bại ấy để rút ra bài học để mình phát triển hơn. Đừng cứ mãi chăm chăm vào thất bại mà trở nên lo sợ không dám tiến những bước tiếp theo. Thất bại là động lực để bạn tiến xa hơn bạn nghĩ. Kinh doanh mang đầy rủi ro và thất bại sẽ như là một điểm chạm để bạn dừng lại và nhìn nhận lại vấn đề. Chỉ khi bạn đã nhìn thấy được vấn đề đang nằm ở đâu thì bạn sẽ vượt qua được chính bản thân mình và thành công sẽ sớm đến với bạn.
Quý trọng thời gian
Thời gian trôi qua rất nhanh và bạn không thể quay trở lại. Trong kinh doanh thì thời gian cần được quý trọng từng giây, từng phút. Mỗi phút trôi qua đã có biết bao nhiêu sự kiện diễn ra. Cuộc đời của bạn cũng có thể thay đổi chỉ trong vài phút, thậm chí vài giây. Đặc biệt, áp lực thành công càng khiến bạn không nên bỏ phí thời gian. Hãy tận dụng và sử dụng thời gian một cách thông minh. Bạn chăm chỉ nhưng cũng không bằng việc bạn biết sắp xếp hợp lý và thực hiện các công việc một cách khoa học. Không ai có thể thành công nếu suốt ngày phí phạm thời gian vào những việc vô bổ và không có mục đích.
Rèn luyện khả năng giao tiếp
Giao tiếp là chìa khóa của sự thành công, đặc biệt quan trọng trong những bài học kinh doanh. Tất cả mọi suy nghĩ của bạn đều thể hiện thông qua lời nói và cách bạn ứng xử với những người xung quanh. Đối tác của bạn ngoài việc đánh giá dựa trên những thành tích của bạn. Mà còn đánh giá bạn thông qua cách bạn giao tiếp với họ. Giao tiếp là nghệ thuật nắm bắt tâm lý. Tùy vào từng người mà bạn có cách giao tiếp phù hợp. Như thế bạn mới có thể chiếm được lòng tin của đối phương. Để làm được như thế, bạn cần phải rèn luyện mỗi ngày. Chỉ có sự rèn luyện mới đem lại cho bạn những trải nghiệm và áp dụng một cách hợp lý.
Đừng quá hoàn hảo, hãy đột phá
Ai cũng mong muốn mình phải thật hoàn hảo nhưng đôi khi sự hoàn hảo quá cũng không tốt. Sự hoàn hảo của bạn có thể sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong công việc. Nhưng tồn tại một khoảng thời gian dài như thế, bạn sẽ dễ cảm thấy nhàm chán. Bởi khi mọi việc đã đi vào quỹ đạo của nó và bạn không còn thử thách. Bạn sẽ không tìm thấy được niềm vui của sự cạnh tranh. Vì thế, sự đột phá sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm không ngờ. Và bạn sẽ luôn được phát triển thông qua những lần đột phá ấy.
Luôn mở rộng các mối quan hệ
Mối quan hệ là một phần không thể thiếu trong việc kinh doanh. Bạn không thể làm việc mà chỉ có 1 mình. Bạn cũng không thể nào đơn độc và không cần sự hỗ trợ từ người khác. Đặc biệt nếu bạn kinh doanh thì việc xây dựng các mối quan hệ là rất quan trọng. Bạn có những mối quan hệ tốt thì việc kinh doanh của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Chính những mối quan hệ mà bạn xây dựng sẽ giúp bạn có được những kiến thức bổ ích.
Bạn sẽ học hỏi thêm được những điều hay từ họ. Vì thế, hãy xây dựng những mối quan hệ nhiều nhất có thể. Sau khi đã xây dựng được thì hãy luôn tìm cách để duy trì. Vì biết đâu một ngày nào đó, chính những mối quan hệ ấy sẽ góp mặt trong con đường thành công trong kinh doanh của bạn.
Nhìn vào thực tế để xây dựng ý tưởng
Ý tưởng trong bài học kinh doanh là một thứ rất khó nhưng cũng rất dễ để xây dựng. Kinh doanh là nhắm đến người mua thật sự trên thị trường. Vì thế những ý tưởng kinh doanh cũng nên được xuất phát từ ấy. Những ý tưởng tốt là những ý tưởng giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Nếu ý tưởng của bạn quá xa vời với thực tế, mặc dù đó là ý tưởng hay nhưng sẽ khó để thực hiện. Bạn vẫn cố thực hiện thì sẽ đối mặt với tình huống không được đối tượng mong muốn của bạn đón nhận. Bạn có thể hình thành ý tưởng thông qua việc nghiên cứu tính hình thị trường, nắm bắt các xu hướng. Vì thế, hãy luôn nhìn vào thực tế để đưa ra những quyết định phù hợp.
Luôn luôn học hỏi
Sự phát triển luôn diễn ra đòi hỏi bạn cũng phải phát triển. Con đường để phát triển nhanh nhất là sự học hỏi. Bạn phải học, học nữa, học mãi. Đừng dừng lại, nếu bạn dừng lại thì những bài học trong việc kinh doanh của bạn cũng sẽ dừng lại. Nếu bạn ngủ quên trong chiến thắng mà không học hỏi những cái mới. Khi đó, đối thủ của bạn luôn học hỏi và nâng cao năng lực. Bạn sẽ bị bỏ lại phía sau và sẽ trở nên mờ nhạt trước thực tế cạnh tranh khốc liệt. Vì thế, hãy luôn học hỏi và phát triển bản thân mình nhé.
Biết rõ vị trí của mình
Bạn cần phải biết rõ mình đang ở đâu. Mình có những điều gì mà người khác không có. Mình có những điểm yếu gì. Việc bạn biết được doanh nghiệp của mình đang ở đâu trên thị trường, ai là đối thủ của mình. Việc này khiến bạn có thể chủ động hơn để đưa ra những quyết định phù hợp. Vậy nên mới có câu: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, biết rõ vị trí của mình là rất quan trọng. Điều đó giúp bạn tránh được việc tự cao tự đại hoặc quá tự ti mà không phát huy rõ được năng lực doanh nghiệp.
Xem thêm: Vì sao thương hiệu cá nhân ngày càng trở nên phổ biến
Hãy làm việc một cách thông minh
Đôi lúc bạn gặp phải vấn để bạn phải hoàn thành rất nhiều công việc trong một ngày. Những công việc đôi khi xếp thành núi và bạn không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, bạn hãy làm việc một cách thông minh. Học cách sắp xếp công việc hợp lý theo mức độ quan trọng và cần thiết. Chính điều đó sẽ giúp bạn vượt qua chúng một cách dễ dàng và thành công.
Đừng sợ thất bại
Bạn không thể làm việc gì nếu như trong lòng của bạn đầy sự lo sợ và nhút nhát. Hãy cứ tiến lên và tiến về phía trước. Mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua và bạn sẽ đạt được những thứ mình muốn. Có thất bại thì mới có thành công, không ai thành công ngay từ lần đầu tiên. Việc kinh doanh của bạn cũng thế, phải trải qua những lần vấp ngã. Chính những lần vấp ngã ấy sẽ giúp bạn trưởng thành hơn mỗi ngày đấy.
Hãy có tham vọng
Tham vọng không xấu nhưng nó cũng không hẳn là tốt. Tham vọng chỉ tốt khi đó là động lực cho bạn phát triển. Đó cũng là yếu tố giúp bạn vươn tới những ước mơ của bạn. Việc kinh doanh cũng yêu cầu sự tham vọng từ bạn rất lớn. Những hãy đặt nó trong một ngưỡng cho phép và phù hợp với bản thân.
Đừng để tiếc nuối níu chân bạn
Bạn lầm lỡ một điều gì đó, đừng nhìn chầm chầm vào những khuyết điểm đã qua. Bạn cần phải luôn hướng về phía trước. Hãy vứt bỏ hết những điều đã trải qua, lột bỏ hết những thứ cản đường bạn. Hãy tập trung thật tốt vào mục tiêu mà bạn đặt ra. Bởi khi bạn cứ mãi tiếc nuối và chôn mình với hai chữ “giá như” thì bạn chẳng thể nào phát triển được.
Chuẩn bị đường lui cho bản thân
Kinh doanh luôn đi kèm với rủi ro. Do đó, dù bạn có làm gì đi chăng nữa thì hãy chừa cho mình một đường lui. Khi bạn làm việc, đưa ra quyết định, bạn chẳng thể nào kiểm soát được quyết định đó sẽ dẫn bạn đi đến đâu. Vì thế hãy luôn sáng suốt để phòng hết tất cả những tình huống có thể xảy ra. Chừa lại cho mình những cơ hội mặc dù đó là những thất bại.
Luôn đề phòng trước những rủi ro
Rủi ro là thứ rất nguy hiểm và không ai trong kinh doanh muốn nó xảy ra. Tuy nhiên, việc không xảy ra là không thể. Do đó, bạn luôn phải có những kế hoạch dự phòng cho tương lai. Xác định những tình huống xấu nhất để có phương pháp ứng xử phù hợp. Khi sự việc xảy ra bất ngờ thì bạn sẽ vẫn có đủ bình tĩnh để xử lý một cách khôn ngoan.
Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến quá trình thực thi chiến lược kinh doanh thất bại
Luôn tìm tòi và học hỏi vì sáng tạo là chìa khóa của sự thành công
Bạn sẽ không biết thế giới này phát triển nhanh đến mức nào. Bạn cũng không thể đảm bảo là những kiến thức và kỹ năng bạn có được là đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển. Vì thế, hãy luôn tìm tòi và học hỏi. Chính sự tìm tòi này sẽ giúp bạn thành công dễ dàng hơn bạn nghĩ. Bạn có thể tìm tòi và học hỏi về những loại hình kinh doanh mới, thị trường,… Có vô vàn những thứ bạn cần phải học mỗi ngày. Đừng dừng lại, vì đó là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa mới và bạn sẽ không bị bỏ lại phía sau.
Đừng đổ lỗi
Khi gặp một vấn đề nan giải, bạn đường đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ điều gì. Bởi một người kinh doanh giỏi phải biết nhìn nhận vào thực tế và khắc phục những điểm yếu của bản thân. Việc bạn đổ lỗi mà không nhìn thẳng vào vấn đề chỉ chứng tỏ bạn là người hèn nhát. Và sự hèn nhát là kẻ thù của sự thành công.
Tích lũy tiền bạc
Bạn không thể làm gì nếu như bạn không có tiền. Đặc biệt để trở thành một doanh nhân, bạn càng phải tích lũy tiền bạc. Hầu hết ai cũng phải có những khoảng tiền nhất định. Những khoảng tiền ấy cần phải được minh bạch và rõ ràng. Bạn không nên tiêu tiền tùy hứng. Bởi kỹ năng quản trị tài chính cũng là một cách để biểu thị được tư duy quản trị của bạn. Hãy tích lũy chúng, đến một lúc nào đó, quá trình tích lũy này sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.
Đầu tư phát triển cuộc sống cá nhân
Bạn không thể chỉ lo cho sự nghiệp mà quên đi bản thân mình. Một người thành công là người cân bằng được cuộc sống cá nhân và công việc. Việc bạn có một cuộc sống cá nhân tốt cũng thể hiện được hình ảnh cá nhân của bạn. Một cuộc sống thoải mái còn giúp bạn có thêm tinh thần để bạn tiếp tục phấn đấu. Hoàn thành ước mơ của bạn
Duy trì thói quen tốt
Một trong những bài học bạn cần chú ý chính là duy trì những thói quen tốt hằng ngày của bạn. Những thói quen đó góp phần hình thành nên tính cách và phong cách sống của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mạnh dạng từ bỏ những thói quen xấu như trì hoãn công việc, ngại tiếp xúc với mọi người,… Những thói quen đó không những xấu đối với bản thân bạn mà còn gây trở ngại cho quá trình thành công của bạn.
Ví dụ bài học kinh doanh hay kinh điển
Câu chuyện về nhà vua và tảng đá:
Thuở xưa, có một nhà vua có rất nhiều quyền lực, ông ấy cũng là người rất giàu có. Tuy nhiên, vị vua này lại có tính hiếu kỳ rất lớn. Một hôm, ông ấy nghĩ ra việc đặt một tảng đá lớn ở giữa đường. Và vị vua ấy đã núp ở gần đó để quan sát.
Từng người, từng người qua đường đi qua. Có người qua đường là những thương gia giàu có và họ có tính cẩn thận cao. Thay vì di dời tảng đá để tạo lối đi, họ chọn cách đi đường vòng. Họ còn đổ lỗi cho nhà vua vì làm không tốt việc duy trì sự thông thoáng cho đường đi. Không một ai lại di chuyển tảng đá đó đi.
Tiếp theo, là một người nông dân. Chính người nông dân này đã đến và di chuyển tảng đá ra chỗ khác. Mặc dù tảng đá rất to, nặng và mất nhiều công sức.
Sau khi di chuyển được tảng đá thì người nông dân này được nhà vua thưởng rất nhiều vàng bạn. Đặc biệt, người nông dân này còn nhận được sự quý trọng đến từ nhà vua.
Bài học rút ra: Trong kinh doanh và cuộc sống, mọi khó khăn trước mắt đều có thể là cơ hội. Chỉ cần chúng ta biết cách vận dụng thì may mắn sẽ đến với chúng ta. Đừng ngần ngại những khó khăn mà hãy cứ làm việc và nhìn về phía trước. Bạn không nên đổ lỗi khi gặp thử thách. Hãy luôn nhìn vào thực tế và giải quyết những vấn đề đang xảy ra trước mắt mình. Cứ làm việc hết mình, chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.
Xem thêm: Top 5 câu chuyện kinh doanh tạo nên bài học “đắt giá”
Xem thêm: 9 bài học sâu cay xoay quanh chữ “tiền”