Trong thời đại 4.0 hiện nay, những cụm từ như “chuyển đổi số” hay “số hóa” được nhắc đến rất nhiều. Nhưng liệu rằng chúng ta đã hiểu đúng về bản chất của những từ đó chưa? Các doanh nghiệp có đang chạy theo xu thế mà thật chất lại chưa hiểu được những điều mình làm là gì hay không? Hãy cùng BIT tìm hiểu rõ hơn những khái niệm về Số hóa để có thể hiểu đúng và đủ về nó.
Khái niệm số hóa là gì?
Cơ bản về mặt định nghĩa thì số hóa là chuyển dữ liệu có giá trị vật lý (giấy tờ, hồ sơ,…) thành dữ liệu số. Cụ thể như tài liệu giấy được chuyển thành các file pdf, jpg, tif, bmp và lưu trữ trên máy tính. Hoặc số hóa phát sóng truyền hình bằng analog sang sóng kỹ thuật số.
Ngoài ra, số hóa còn được hiểu theo một nghĩa khác. Đó là việc nhập dữ liệu lên các phần mềm để quản lý, theo dõi dễ dàng hơn. Khi dữ liệu đã được số hóa, quản lý một cách có hệ thống. Thì việc xử lý dữ liệu cũng trở nên đơn giản và tiết kiệm nguồn lực hơn nhiều.
Chuyển đổi số là gì?
Ở mặt khác, nhiều người đang hiểu lầm rằng số hóa và chuyển đổi số là một. Nhưng thực chất chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ để cải thiện hoạt động doanh nghiệp. Nó là thay đổi cả cách hoạt động, vận hành của một doanh nghiệp. Từ đó tạo nên những giá trị mới cho doanh nghiệp. Đem lại nhiều giá trị và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Đồng thời giúp doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tóm lại, chuyển đổi số là thay đổi doanh nghiệp về mọi mặt. Từ cách thức hoạt động cho đến văn hóa doanh nghiệp. Vì thế để có thể chuyển đổi số cần chuẩn bị kỹ càng và đào tạo để thích ứng. Như vậy doanh nghiệp có thể theo kịp xu hướng, ứng dụng chuyển đổi số vào trong doanh nghiệp.
XEM THÊM: Các giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp SMEs
Điểm giống và khác nhau giữa Số hóa và Chuyển đổi số
Những điểm giống nhau
Về đặc điểm cơ bản của 2 từ này đều là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào trong doanh nghiệp. Từ đó cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Thay đổi phương thức truyền thông truyền thống trước đây. Từ đơn giản như việc chuyển đổi dữ liệu sang dạng file mềm. Đến phức tạp như áp dụng các công nghệ hiện đại như AI, Big Data, Iot,… Để tối ưu hóa khả năng xử lý dữ liệu của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các phương áp tối ưu cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại Số hóa và Chuyển đổi số có 2 điểm giống nhau mấu chốt là:
- Hình thức: Áp dụng công nghệ vào trong doanh nghiệp
- Mục tiêu: Chuyển đổi cách thức bộ máy doanh nghiệp vận hành, gia tăng hiệu suất công việc
Những điểm khác nhau
Chuyển đổi số:
- Là quá trình doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ về công nghệ kỹ thuật vào quy trình hoạt động của mình. Thay đổi mô hình kinh doanh cũng như hình thức làm việc để mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp và khách hàng.
- Tận dụng các công nghệ hiện đại như: Internet of thing (Iot), Big data, Cloud (điện toán đám mây), Blockchain (công nghệ chuỗi khối),…
- Yêu cầu có sự thay đổi toàn diện về văn hóa, phương thức điều hành, lãnh đạo, và các yếu tố vận hành của doanh nghiệp.
Số hóa:
- Là việc chuyển đổi hệ thống truyền thống sang hệ thống kỹ thuật số
- Hỗ trợ trong việc đơn giản hóa quá trình tìm kiếm và lưu trữ thông tin. Giúp việc quản lý dữ liệu được dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Là một phân khúc nhỏ trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
Khái niệm những hình thức của số hóa
Tuy rằng số hóa chỉ là một phần nhỏ của chuyển đổi số nhưng nó cũng được chia ra làm 2 phần chính:
Số hóa dữ liệu (Digitization)
Là phương thức chuyển đổi thông tin, dữ liệu, tài liệu từ hình thức vật lý, và analog sang định dạng kỹ thuật số.
Số hóa quy trình (Digitalization)
Là việc tận dụng những dữ liệu đã đưa sáng định dạng kỹ thuật số để cải tiến quy trình vận hành, hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào dữ liệu để xác định những điều doanh nghiệp cần cải thiện. Từ đó tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu suất công việc.
Kết luận khái niệm số hóa
Số hóa là quá trình chúng ta chuyển đổi các dữ liệu ở dạng vật lý sang dạng kỹ thuật số. Nó bao gồm 2 loại chính là số hóa dữ liệu và số hóa quy trình. Tuy rằng có nhiều người nhầm lẫn giữa số hóa và chuyển đổi số. Nhưng thực chất số hóa chỉ là một phần của chuyển đổi số.
Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ, và đúng hơn về Số hóa. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn và nắm được các kiến thức giúp ứng dụng được ngay vào doanh nghiệp thì những khóa học tại BIT Academy sẽ là một lựa chọn đáng tham khảo.
XEM THÊM: Đồng Hành Cùng 500.000 doanh nghiệp chuyển đổi số và kinh doanh online hiệu quả