Một trong những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp chính là xây dựng thương hiệu. Rõ ràng hơn trong thời kỳ kỹ thuật số phát triển như hiện nay, việc xây dựng thương hiệu là yếu tố tiên quyết để thể hiện giá trị cũng như những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng.
1. Tại sao cần phải xây dựng thương hiệu?
Thương hiệu là cảm nhận trong tâm trí của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp. Thương hiệu tạo nên khác biệt, nổi bật mà khi nhắc đến người tiêu dùng có ngay sự liên tưởng. Khi lựa chọn một hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng sẽ dựa vào thương hiệu để quyết định.
Trong thời đại kỹ thuật số, sự cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt. Mà thương hiệu lại là yếu tố quyết định đem lại lợi ích phần lớn cho doanh nghiệp. Thương hiệu càng tạo nhiều cơ hội cho khách hàng tiếp xúc và trải nghiệm với mình thì sự gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp càng rõ ràng.
Do đó, cần có một chiến lược xây dựng thương hiệu mang tính bức phá nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị bản thân và nhận thức của người tiêu dùng.
Hãy cùng BIT Group khám phá chiến lược xây dựng thương hiệu “Bứt phá” thời kỳ mới nhé.
Xem thêm: BÍ QUYẾT XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG 2021
2. Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?
Chiến lược xây dựng thương hiệu là việc sử dụng các chiến lược và kế hoạch marketing hướng đến khách hàng tiềm năng giúp họ nhận thức, ghi nhớ và quen thuộc với thương hiệu của bạn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là phải xây dựng được hình ảnh độc đáo, khác biệt với các đối thủ hiện hữu trên thị trường.
Một số hoạt động có thể kể đến để xây dựng hình ảnh thương hiệu trong thời đại mới như:
- Tối ưu SEO và thứ hạng Website trên Google.
- Tối ưu hóa công cụ trên website để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
- Tăng cường các hoạt động marketing trên nền tảng mạng xã hội.
- Email Marketing.
Xem thêm: Kinh doanh online: Xu hướng lựa chọn đến từ nhiều thương hiệu
3. 10 bước xây dựng thương hiệu thành công
Xác định đối tượng khách hàng trọng tâm
Việc xác định đúng khách hàng trọng tâm của thương hiệu đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thương hiệu của bạn sẽ không thể bao quát hết toàn bộ khách hàng trong một thị trường. Vì thế, bạn cần tập trung và đầu tư chủ yếu vào một phân khúc khách hàng nhất định để phát triển thương hiệu của mình.
Bạn cần nhận định rõ ràng và cụ thể về chân dung khách hàng. Từ đó, liệt kê những đặc tính và đánh sâu vào những yếu tố mà khách trọng tâm có để truyền tải những thông điệp phù hợp đến với họ.
Khách hàng mục tiêu sẽ được tìm kiếm trên nhiều phương diện khác nhau như:
- Nhân khẩu học
- Vị trí địa lý
- Tâm lý
Thiết lập sứ mệnh của thương hiệu
Trong quá trình kết nối giữa khách hàng và thương hiệu, không thể thiếu đi sứ mệnh mà doanh nghiệp mong muốn thực hiện trong tương lai. Cụ thể, bạn cần phải cho khách hàng thấu hiểu được giá trị mà bạn đem lại cho họ trước khi mong muốn nhận được sự tin tưởng của họ.
Khảo sát thương hiệu trong thị trường
Sự khác biệt khiến bạn nổi bật trước mọi đối thủ trên thị trường. Bạn sẽ chẳng có đủ tiềm lực để thực hiện những chiến dịch quy mô như những thương hiệu lớn.
Hãy tập trung khảo sát trực tiếp về đối thủ cạnh tranh trên thị trường của bạn. Nhận biết được đối thủ chính là cách để bạn tạo nên sự khác biệt và nổi bật cho riêng mình.
Bạn cần trả lời một số câu hỏi căn nguyên như:
- Đối thủ có sự đồng nhất về thông điệp truyền tải, và các yếu tố hình ảnh trực quan trong các kênh marketing của mình không?
- Chất lượng sản phẩm / dịch vụ của đối thủ như thế nào?
- Bạn đã từng đọc qua những review về sản phẩm của đối thủ chưa? Nó được đánh giá như thế nào?
- Phương thức truyền thông của đối thủ cho sản phẩm của mình là gì? Cả online và offline?
Doanh nghiệp chọn ra từ 2 – 4 đối thủ, đưa ra bản so sánh và tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm và chiến lược cho chính thương hiệu của mình.
Chỉ ra những lợi ích mà bạn sẽ mang đến cho khách hàng
Hãy mang đến cho khách hàng những gì mà họ thực sự cần. Những giá trị của sản phẩm, tinh hoa của thương hiệu mà đem lại càng nhiều lợi ích cho khách hàng thì càng tạo nên sự gắn kết giữa bạn và khách hàng.
Xem thêm: 5 BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 2021
Tạo dựng Logo và Slogan cho thương hiệu
Logo, bộ nhận diện thương hiệu là thứ đầu tiên được khách hàng nhận thức. Việc thiết kế logo và slogan tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang tính chất quyết định của thương hiệu.
Lưu ý, khi thiết kế Logo và bộ nhận diện thương hiệu bạn cần phải chú ý đến những yếu tố sau:
- Ý nghĩa của Logo
- Tông màu
- Typography
- Thiết kế icon
- Ứng dụng hình ảnh
- Các yếu đề liên quan tới thiết kế web
Xem thêm: 6 Chiến lược Marketing nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn 2021
Thiết tính cách đại diện cho thương hiệu
Tính cách đại diện cho thương hiệu là thứ trực tiếp giao tiếp với khách hàng. Ngoài ra, nó còn thay mặt doanh nghiệp thể hiện sứ mệnh và các hoạt động đến với khách hàng. Bạn cần lựa chọn đặc điểm để xây dựng cho tính cách của thương hiệu như: Sự chuyên nghiệp.
- Sự thân thiện
- Sự uy tín
- Sự am hiểu – tính chuyên gia
- Mềm mỏng
- Sự chân thành
Thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng là gì?
Doanh nghiệp cần phải xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải cho khách hàng. Thông điệp này sẽ đi theo doanh nghiệp xuyên suốt các chiến dịch và hoạt động trong tương lai.
Thông điệp này nên bao gồm:
- Doanh nghiệp của bạn là ai?
- Sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung ?
- Sản phẩm / dịch vụ của bạn mang lại lợi ích gì cho xã hội và cộng đồng?
- Doanh nghiệp của bạn quan tâm tới đối tượng nào trong xã hội và cộng đồng?
Thông điệp bạn muốn truyền tải cần phải đơn giản xúc tích, dễ hiểu. Như vậy, khách hàng sẽ dễ dàng hiểu được thứ mà bạn cố truyền đạt là gì.
Tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm với khách hàng
Bạn cần liên kết mọi nhận thức về thương hiệu của mình đến khách hàng. Cho họ thấy được linh hồn của thương hiệu mọi lúc mọi nơi.
Hãy xây dựng hình ảnh, âm thanh liên quan đến thương hiệu và khắc sâu nó vào tiềm thức của khách hàng để họ có thể ghi nhớ được thương hiệu của bạn.
Sự chân thành, đồng điệu và nhất quán
Điều quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu chính là sự nhất quán trong các ấn phẩm thương hiệu.
Sự nhất quán trong phát ngôn, thông điệp, sứ mệnh lớn mà công ty đã đề ra trước đó sẽ góp phần làm tăng sự tin tưởng của khách hàng vào doanh nghiệp. Sự thiếu thông tin, sai lệch hay không đồng điệu trong từng hành đồng của doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng khó chịu và mất lòng tin.
Bạn phải là người hiểu rõ thương hiệu của mình nhất
Với tư cách là người làm nên thương hiệu của bản thân, bạn phải hiểu rõ nó hơn bất cứ ai. Chính bạn sẽ là người phát ngôn, truyền tải thông điệp của công ty đến khách hàng.
Ngay cả khi quản lý nguồn nhân lực, bạn phải đảm bảo rằng họ phù hợp với phẩm chất của công ty. Từ đó, sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp sẽ mang tính đồng điệu và nhất quán.
4. Xây dựng thương hiệu trong thời đại mới
Trải nghiệm người dùng trên Website
Trong thời đại kỹ thuật số, website chính là yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu của bạn.
Đây là nơi mà mọi thông tin về sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp được khách hàng tìm hiểu khi họ lựa chọn mua hàng của bạn. Hãy tối ưu hóa mọi trải nghiệm của khách hàng trên website. Thêm vào đó, truyền đạt chính xác thông điệp và giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
Vì vậy, bạn cần để tâm đến mọi khía cạnh của website từ các thao tác trên trang web đến nội dung và thông điệp bạn truyền tải trên đó.
SEO và Content Marketing
SEO (tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm) là một trong những công cụ truyền bá thương hiệu của bạn nhanh nhất.
Khi xây dựng content cho website của mình, bạn cần chú ý :
- Mối liên kết giữa content và khách
- Làm cách nào để content của bạn có thể tìm thấy một cách tự nhiên trên công cụ tìm kiếm?
- Tần suất và thời gian bạn phân phối nội dung
- Kế hoạch truyền thông nội dung của bạn là gì?
- Phương thức truyền đạt content của bạn tới khách hàng là gì?
Mạng xã hội
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển, số người sử dụng mạng xã hội tăng một cách nhanh chóng. Ngoài việc giải trí thì mua sắm trên mạng xã hội ngày càng phổ biến.
Mạng xã hội ngày nay cũng cung cấp rất nhiều công cụ để quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý một số yếu tố để làm nổi bật thương hiệu trên mạng xã hội như:
- Lựa chọn content có sức hút để tiếp cận khách hàng
- Xây dựng một cộng đồng lớn mạnh với lượng tương tác lớn
- Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook ads, Instagram ads, Tiktok ads,…)
Email marketing
Email marketing có thể giúp bạn không chỉ tăng sự tương tác từ khách hàng hay cho website, mà còn có thể thúc đẩy và cải thiện doanh số bán hàng cho doanh nghiệp nếu bạn có nội dung với giá trị mang lại hữu ích cho khách hàng.
Dưới đây là một số cách thức để bạn có thể thu thập email từ khách hàng:
- Pop-up
- Sidebar
- Landing page form
Bạn có thể lồng ghép các thủ thuật để kích thích khách hàng điền vào form email của bạn:
- Quà tặng (e-book, template, khóa học,…).
- Subcribe để đọc content mới.
- Hướng dẫn sử dụng sản phẩm/ dịch .
- Đăng ký để nhận thông báo khi có sản phẩm về.
Paid Advertising
Xây dựng thương hiệu bằng hình thức quảng cáo trả tiền cũng mang lại hiệu quả không kém. Với các công cụ hỗ trợ quảng cáo hiện hữu trên các trang mạng xã hội hiện nay như Facebook ads, Instagram ads, Tiktok ads, có thể giúp bạn rất nhiều trong việc phát triển và đưa thương hiệu gần gũi hơn với mọi người.
Một chiến dịch quảng cáo thành công cần:
- Một mục tiêu thông minh.
- Đối tượng khách hàng mục tiêu rõ ràng.
- Chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng.
- Công cụ tracking hiệu quả.
- Các bài test để tối ưu hóa chiến dịch.
- Lựa chọn đúng keyword.
Theo dõi và phân tích số liệu thường
Bạn cần phải theo dõi và kiểm soát số liệu thông qua các công cụ chuyên dụng. Việc theo dõi phải diễn ra thường xuyên, thậm chí là hàng ngày để phát hiện được vấn đề sớm nhất và đề ra phương pháp giải quyết thích hợp.
Trên đây là chiến lược xây dựng thương hiệu “bức phá” thời kỳ mới mà BIT Group giới thiệu với bạn. Hi vọng mọi thông tin trên giúp ích cho bạn trong việc phát triển thương hiệu của mình.
Xem thêm: Vinh danh phụ nữ khởi nghiệp