Trong chúng ta, nhất định đều có tư chất của một nghệ sĩ. Cho đến khi bán hàng cho khách, chúng ta làm bằng nghệ thuật. Và khi kết thúc công việc bán hàng, chúng ta trở thành một nghệ nhân. Đây chính là nghệ thuật kinh doanh của các nhà bán hàng giỏi nhất. Họ làm bằng cách nào thì bài viết dưới đây sẽ làm rõ nghệ thuật kinh doanh của các “bậc thầy”.
Nụ cười
Một trong những nghệ thuật kinh doanh đầu tiên mà tôi muốn nói cho bạn nghe ngay lập tức. Tôi đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến trên thương trường. Thứ mà tôi rút ra được từ đó, đáng giá nhất chính là “nụ cười đi trước là nụ cười khôn”. Bây giờ, “đồng tiền đi trước” chưa chắc đã là đồng tiền khôn. Nhưng chắc chắn, nụ cười bên nào hé môi trước, thì bên đó làm chủ cuộc trò chuyện. Đừng bao giờ phải tiếc đi nụ cười của bạn với khách hàng. Bạn mà tiếc, thì bạn đang tiếc thay đối thủ cạnh tranh khi mất đi khách hàng đấy. Bởi vì đối với khách hàng, nụ cười chính là thể hiện sự mở lòng và tiếp đón nồng nhiệt của người bán. Đây là một trong hai cách gây được sự chú ý của khách hàng, cách còn lại tôi sẽ để ở phần cuối cùng.
Tuy nhiên, nghệ thuật kinh doanh là vậy. Không phải ai bạn cũng phải có một nụ cười “giống” nhau được. Hãy học cách cười với từng nhóm khách hàng khác nhau. Với người trẻ, hãy sôi nổi và thoải mái để bày tỏ cảm xúc của bạn. Với người già, bạn hãy có cho mình một nụ cười điềm đạm và duyên dáng. Với những vị khách khó tính, đừng cười! Hãy giữ cho mình nụ cười ở những lúc thích hợp. Tránh gây cảm giác khó chịu và làm mất lòng của khách hàng. Đây là nghệ thuật kinh doanh tuy dễ mà khó, hãy kiên trì. Vì đây chính là bài học khó quên nhất của những nhà “nghệ sĩ” đại tài.
Khác biệt ở chữ tín
Đây là nghệ thuật kinh doanh thứ 2 tôi muốn đề cập tới. Tôi đã thực chiến và rút ra một bài học đáng giá rằng “Chữ tín đáng giá ngàn vàng”. Từ ngày xưa đã có những câu tục ngữ hay như này. Ông bà ta biết rằng, thứ trên đời này quan trọng nhất chính là uy tín. Và ở đây, trong kinh doanh. Chữ tín đóng một vai trò là mắt xích quan trọng để vừa xây dựng thương hiệu, vừa liên kết giữa “nghệ sĩ” với khách hàng, vừa xây dựng chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.
Để đạt được món “kho báu” này. Bạn cần phải đặt cái tâm song song với cái tầm của bạn vào khi bán hàng. Từ quảng cáo cho đến nhân viên chăm sóc, những người tham gia trực tiếp vào việc xây dựng bộ mặt của thương hiệu. Tất cả phải thực sự thể hiện sự chân thành và trung thực ở sản phẩm/ dịch vụ. Có tiền đúng là không mua được 3 thứ: sức khỏe, hạnh phúc và niềm tin. Đừng vì một chút lợi nhuận mà đánh đổi đi sự tin tưởng của khách hàng dành cho bạn. Hãy nhớ “nói ‘to’ thì phải nói tốt, nói ‘nhỏ’ thì phải nói chân thành”.
Xem thêm: Những ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh độc đáo
Khách hàng kiêm luôn ông chủ
Đó giờ, chúng ta luôn có trong mình một tư duy là “khách hàng là thượng đế”. Và tôi xin khẳng định rằng, tư duy này là SAI. Đây là câu khẩu hiệu sáo mòn nhất mà tôi từng nghe, tôi nghĩ đã đến lúc cho nó đi vào dĩ vãng. Tất cả những bậc thầy trong kinh doanh, họ đã bẻ câu sáo mòn này thành một câu khác. Đó là “khách hàng là ông chủ”. Bởi vì, đây sẽ là một “ông chủ” thực sự. Một người bằng xương bằng thịt, lời nói “có gang, có thép” khẳng định vị thế thông qua hầu bao của mình. Bạn muốn kinh doanh? Hãy bỏ đi sự ảo ảnh về “vị thượng đế” xa xăm, chẳng thấy mặt hay thấy tiếng bao giờ.
Và đương nhiên rồi, nếu bạn vẫn nghĩ lời tôi nói chưa đủ làm thay đổi tư duy của bạn. Thì bạn hãy xem khách hàng là “món quà của thượng đế”. Vì là “món quà” nên ta có thể “nhận” hoặc “không nhận” họ. Tùy vào loại khách hàng, chúng ta sẽ có những cách nhận khác nhau. Tùy vào cách bạn đối nhân xử thế như nào. Đây chính là nghệ thuật kinh doanh thứ 3 mà tôi muốn bạn phải biết. Nếu bạn không giỏi trong cách đối nhân xử thế. Tôi sẽ để phần link dưới đây, để bạn đọc những quyển sách do tôi chọn lọc. Để tăng kỹ năng và kiến thức trong kinh doanh lên nhé!
Xem thêm: 4 quyển sách kinh doanh nên đọc trong năm 2022
Hãy là một Napoleon Đại đế
Vâng! Đây chính là một trong hai cách để gây sự ấn tượng với khách hàng, mà tôi muốn đề cập đến còn lại. Đây không còn là nghệ thuật kinh doanh, đây là một món “vũ khí sắc bén” được các bậc thầy sử dụng liên tục trên thương trường. Nếu nụ cười là sự mở màn của mọi thứ, là cầu nối giữa trái tim khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Thì việc nhớ tên khách hàng chính là một điểm chốt hạ còn lại để gây được sự ấn tượng với khách hàng. Hãy ghi nhớ tên của khách và gọi tên họ trong xuyên suốt cuộc trò chuyện. Bởi vì, mọi người thích được nghe tên của mình nhiều hơn khi trò chuyện. Giúp cho việc tăng thiện cảm và xây dựng mối quan hệ bền vững hơn.
À, tại sao lại là Napoleon Đại Đế ư? Vì đây chính là người ghi nhớ hết tất cả tên của những vị lính của mình trên địa trận.
Trên đây chính là 4 nghệ thuật kinh doanh mà tôi rút ra được từ kinh nghiệm của tôi. Và từ những “người thầy” khác. Tôi không chắc bạn có thể trở thành một “nghệ nhân” không. Nhưng tôi tin ở trong bạn, bạn là một nghệ sĩ thèm khát sự nghệ thuật. Tôi chúc bạn thành công và thuận lợi!