Chiến lược sản phẩm rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Một chiến lược sản phẩm hiệu quả giúp bạn thu hút được đối tượng mục tiêu, phục vụ mục đích rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn và nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy chiến lược sản phẩm là gì và quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm thế nào cho hiệu quả mời bạn xem tiếp bài viết dưới đây nhé.
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm là một thuật ngữ dùng để mô tả tầm nhìn và mục tiêu bao quát của doanh nghiệp đối với một sản phẩm.
Là một kế hoạch mô tả những gì một doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được đối với sản phẩm của mình và cách họ lên kế hoạch để thực hiện điều đó. Một chiến lược sản phẩm sẽ trả lời những câu hỏi như sản phẩm của bạn sẽ phục vụ cho đối tượng khách hàng nào, nó sẽ mang lại lợi ích nào cho những khách hàng và mục tiêu của công ty đối với sản phẩm là gì.
>>>Xem thêm: CẦN LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG HIỆU QUẢ
Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả 2021
1. Xác định tầm nhìn sản phẩm
Tầm nhìn sản phẩm đại diện cho bản chất cốt lõi của sản phẩm và những gì làm cho sản phẩm của bạn trở nên độc đáo. Đó phải là thứ mà tất cả mọi người trong công ty đều có sự hiểu biết sâu sắc. Lý do đằng sau sản phẩm mà doanh nghiệp bạn chịu trách nhiệm. Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Những vấn đề bạn đang giúp họ giải quyết là gì? Bạn phải đối mặt với những cơ hội và mối đe dọa nào? Đối mặt với những câu hỏi này cho phép bạn hiểu giá trị thực sự của sản phẩm và tạo ra một tuyên bố tầm nhìn chính xác và đầy khát vọng.
2. Xây dựng mô hình kinh doanh
Các mô hình kinh doanh có thể được sử dụng để hiểu sâu hơn về các vấn đề của khách hàng mà bạn sẽ giải quyết, các giải pháp bạn sẽ xây dựng và các cơ hội phát triển trong thị trường. Mô hình kinh doanh sẽ trở nên hữu ích khi bạn tung ra một sản phẩm mới hoặc muốn phát triển chiến lược của mình khi thị trường thay đổi. Có rất nhiều loại mô hình kinh doanh như mô hình kinh doanh tinh gọn, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter và tùy vào chiến lược triển khai mà bạn sẽ sử dụng mô hình nào thích hợp nhất.
3. Định vị sản phẩm
Định vị là một bài tập chiến lược thường được thực hiện trước khi ra mắt sản phẩm. Nó giúp xác định vị trí sản phẩm của bạn phù hợp trên thị trường và những lợi ích độc đáo mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Định vị mạnh mẽ hỗ trợ chiến lược tiếp thị, kể chuyện thương hiệu và tất cả nội dung được phát triển cho khách hàng. Bạn có thể sử dụng các mẫu template định vị sản phẩm để nắm bắt sứ mệnh, khẩu hiệu, khách hàng, thị trường và tất cả các chi tiết doanh nghiệp bạn cần để định vị sản phẩm của mình thành công.
4. Tìm hiểu bối cảnh thị trường
Bạn cần tìm hiểu sâu sắc về khách hàng của mình và những gì họ cần để xây dựng một sản phẩm mà họ yêu thích. Phát triển cá tính, chân dung khách hàng và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu bối cảnh thị trường.
- Chân dung khách hàng: Xây dựng tính cách người dùng là một cách để phát triển sự đồng cảm với khách hàng của bạn. Bạn ghi lại những điều họ thích và không thích, nguyện vọng, thách thức. Tất cả những chi tiết này giúp bạn xây dựng các tính năng để giải quyết các vấn đề mà khách hàng tạo ra.
- Phân tích cạnh tranh: Phân tích cạnh tranh liên quan đến việc nắm bắt thông tin liên quan và đánh giá các điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ. Thực hiện quy trình phân tích này cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về nơi mà bạn phù hợp nhất trong thị trường rộng lớn và những cơ hội tồn tại. Nghiên cứu cạnh tranh phải là một quá trình liên tục – theo kịp với bối cảnh cạnh tranh cho phép bạn phát hiện ra các vấn đề mới mà sản phẩm của bạn có thể giải quyết được.
5. Xác định mục tiêu và đề xuất sáng kiến
Đây là lúc để vạch ra những mục tiêu và những sáng kiến chính giúp bạn hiện thực hóa tầm nhìn của mình. Mục tiêu là các mong muốn có thời hạn, có thể đo lường được và đã xác định rõ ràng các chỉ số thành công liên quan đến chúng. Hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được trong quý, năm hoặc 18 tháng tới. Ví dụ bạn muốn tăng doanh thu và mở rộng sang các khu vực mới, hãy chọn các chỉ số thành công rõ ràng và khung thời gian để hoàn thành. Các mục tiêu rõ ràng giúp bạn đi đúng hướng và triển khai các kế hoạch một cách khả thi hơn.
Bên cạnh đó việc đề xuất các sáng kiến giúp liên kết mục tiêu của bạn với mọi thứ được lên kế hoạch trong quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm nhằm tạo ra các nỗ lực to lớn và dễ dàng đạt được thành công hơn.
Tầm nhìn, mô hình kinh doanh, định vị, chân dung khách hàng, đối thủ cạnh tranh, mục tiêu và sáng kiến - tất cả những yếu tố này đóng vai trò là nền tảng cho quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm thành công. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về kinh doanh online và chuyển đổi số cũng như các quy trình để xây dựng chiến lược kinh doanh online hiệu quả nhất hãy thì liên hệ qua hotline 0899 910 979 để được chúng tôi tư vấn tận tình nhé.
>>>Xem thêm: 5 CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH SỐ THU HÚT KHÁCH HÀNG 2021