Trong tình hình hiện nay, đại dịch Covid 19 với những diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, số lượng người kinh doanh online và mua hàng trực tuyến ngày càng tăng mạnh dẫn đến việc kinh doanh doanh online đang để thành xu hướng nổi trội giữa đại dịch. Nếu bạn là người đam mê kinh doanh và muốn bắt kịp xu hướng hiện nay thì tại sao không kiếm sẵn cho mình các mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh online hiệu quả?
Xây dựng chiến lược kinh doanh online là gì?
Xây dựng chiến lược kinh doanh online là tất cả các kế hoạch kinh doanh sản phẩm dịch vụ trên các nền tảng online. Thay vì bán trực tiếp tại cửa hàng thì các sản phẩm của bạn sẽ được bán trên nền tảng số qua các kênh online, các kênh trung gian. Do các sản phẩm chỉ được giới thiệu bằng hình thức trực tuyến, khách hàng không thể trực tiếp cảm nhận được. Chính vì vậy, bạn cần phải bắt tay vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh, hình ảnh, truyền thông sao cho thu hút được khách hàng của mình.
Các mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh thành công
1. Mô hình Balanced Scorecard
Balanced Scorecard (BSC) là một mô hình quản trị được tạo ra bởi Drs.Robert Kaplan và David Norton. Mô hình này dùng để thực hiện và quản lý chiến lược được sử dụng bởi rất nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp liên kết các chiến lược, biện pháp và sáng kiến với team của bạn. BSC dựa trên 4 thước đo để theo dõi hiệu quả của doanh nghiệp:
- Tài chính: hiệu quả về tài chính rất quan trọng đối với sự tồn tài lâu dài của doanh nghiệp.
- Khách hàng: suy nghĩ của khách hàng sẽ giúp bạn so sánh dịch vụ doanh nghiệp mình với các dịch vụ cạnh tranh.
- Quy trình hoạt động nội bộ: giúp doanh nghiệp biết được hiệu quả của quy trình kinh doanh nội bộ và công nghệ hỗ trợ.
- Năng lực tổ chức: con người là yếu tố quan trọng nhất trong năng lực của tổ chức.
2. Mô hình SWOT Analysis
Mô hình phân tích SWOT (SWOT matrix) là mô hình được sử dụng rộng rãi tại các công ty mới thành lập cũng như cho các công ty hiện có khi bắt đầu lên chiến lược. SWOT bao gồm: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats). Điểm mạnh và điểm yếu được xem là yếu tố bên trong, còn cơ hội và thách thức được xem là những yếu tố bên ngoài.
Phân tích SWOT giúp cho tổ chức/doanh nghiệp nhận ra mình đang làm tốt ở đâu và cần cải thiện những gì và đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả và khôn ngoan. Đồng thời, mô hình SWOT có thể phát triển hơn để trở thành mô hình lợi thế cạnh tranh.
3. Mô hình PEST Model
Mô hình PEST là một trong những công cụ phổ biến nhất được được các doanh nghiệp sử dụng nhằm phân tích vị thế cũng như những tác động từ thị trường bên ngoài. PEST cũng gần SWOT, tuy nhiên 2 mô hình tập trung vào những yếu tố khác nhau. PEST bao gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố chính trị (Political Factors): Các nhân tố chính trị đo lường mức độ ổn định của chính trị, mức độ can thiệp của Chính Phủ vào nền kinh tế.
- Yếu tố kinh tế (Economic Factors): Một trong những yếu tố hàng đầu tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
- Yếu tố văn hóa xã hội (Social Factors): Phân tích các khía cạnh về nhân khẩu học và văn hóa của thị trường của công ty.
- Yếu tố công nghệ (Technological Factors): Các vấn đề về công nghệ ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho thị trường hay còn gọi là kênh phân phối.
Nếu tìm hiểu về PEST ta sẽ thấy tùy thuộc vào môi trường từng lĩnh vực và các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp mà ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình phân tích PEST cũng khác nhau.
4. Mô hình Strategy Map
Bản đồ chiến lược (Strategy Map) ra đời với vai trò là công cụ để trực quan hóa các chiến lược, thiết kế cho việc giao tiếp rõ ràng một kế hoạch mang tính chiến lược để doanh nghiệp đạt được mục tiêu lớn trong kinh doanh. Strategy là một mô hình có cấu trúc hàng, mỗi hàng sẽ bao gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố tài chính: cải thiện cơ cấu chi phí, tăng độ hiệu dụng của tài sản, mở rộng cơ hội doanh thu, tăng giá trị khách hàng.
- Yếu tố khách hàng: khả năng sinh lời từ khách hàng, thị phần, tỷ lệ sử dụng sản phẩm, tăng trưởng khách hàng, sự trung thành của khách hàng.
- Yếu tố quy trình: các quy trình quản lý vận hành, quản lý khách hàng, quy trình đổi mới, quy trình xã hội và điều tiết nhà nước.
- Yếu tố học tập và phát triển: nguồn nhân lực, nguồn lực thông tin, nguồn lực tổ chức.
Mô hình chiến lược này giúp cung cấp cho doanh nghiệp trình bày đơn giản, rõ ràng và trực quan, thống nhất tất cả các mục tiêu theo chiến lược, giúp cho nhân viên có mục tiêu rõ ràng để ghi nhớ hành động và đo lường thành công.
5. Mô hình VRIO Model
Mô hình VRIO Model được phát triển đầu tiên bởi Barney, J.B. (1991), là công cụ được sử dụng để phân tích các nguồn lực và khả năng nội bộ của công ty mình để xác định tìm hiểu xem nó có thể là 1 lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.
Vrio là viết tắt của 4 câu hỏi: Value( có khả năng khai thác những cơ hội hay vô hiệu hóa một nguy cơ xảy ra nào bằng cách áp dụng những tiềm lực của mình?), Rarity (nguồn tài nguyên lớn để cạnh tranh có không?), Imitability (sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể dễ dàng bị mô phỏng lại hay không? có khó khăn cho các tổ chức bên ngoài muốn thực hiện điều đó?), Organization (công ty mình có được tổ chức chặt chẽ để có thể khai thác sản phẩm hay tài nguyên).
6.Mô hình OKR
Mô hình OKR (Objectives and Key Results) là 1 công cụ lên chiến lược một cách trực tiếp. Mô hình chiến lược này là sự lựa chọn của Google, Intel, Sportily, Linkedln và rất thành công ở thung lũng Silicon. OKR được thiết lập để tạo sự liên kết mục tiêu của công ty, phòng ban với các mục tiêu cụ thể:
- Objectives (mục tiêu): bạn muốn đạt được điều gì?
- Key Results (kết quả chính): bạn đạt được điều đó bằng cách nào? Đo lường kết quả thành tích.
Hệ thống mô hình sẽ được duy trì từ bộ máy quản lý đến từng cá nhân, tạo ra mối liên hệ giữa các tầng mục tiêu tác động lẫn nhau và giúp mọi người có chung một mục tiêu.
Trên đây là những mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh thành công dành cho bạn. Nó sẽ là công cụ đắc lực trợ giúp các bạn hình thành nên tư duy chiến lược trong quá trình kinh doanh của mình. Nếu muốn tìm hiểu thêm về kinh doanh online bạn có thể đọc thêm bài viết dưới đây.
>> xem thêm tại đây: Những bài học đắt giá khi kinh doanh online
>> xem thêm tại đây: Những thách thức của chuyển đổi số dưới góc nhìn của SWOT
>> Xem thêm tại đây: Các bước lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
>> xem thêm tại đây: TOP 5 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ONLINE BỀN VỮNG DÀNH CHO BẠN
>> xem thêm tại đây: Các “bước đệm” dành cho người mới bắt đầu kinh doanh