Quá trình chuyển đổi số đã đóng vai trò thiết yếu trong nông nghiệp, làm biến đổi hoàn toàn phương thức sản xuất, giúp tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hành trình chuyển đổi đó vẫn không phải chỉ trải đầy hoa hồng, còn không ít sự gian nan cần đến sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông.
1. Những bước đi đầu tiên.
-
Giảm cháy rừng bằng thiết bị viễn thám.
Trong nhiều năm trở lại đây, tỉ lệ cháy rừng của các địa bàn tỉnh đã có sự giảm thiểu rõ rệt, có được điều này chắc chắn phải kể đến tính năng của công nghệ số. Với thiết bị hiện đại này, mọi thông tin, dữ liệu của rừng đều được số hóa vào phần mềm thông qua Internet, qua đó được kết nối với điện thoại di động của lực lượng kiểm lâm và chính quyền sở.
Được biết, thiết bị viễn thám hoạt động dựa vào nguồn ảnh vệ tinh miễn phí từ Nasa, từ đó theo dõi diễn biến, lọc các điểm nghi cháy rồi loại bỏ các điểm nghi cháy tại nơi không có rừng. Trong trường hợp vị trí nghi cháy có rừng, máy sẽ tự động đối chiếu với dữ liệu biểu đồ hiện trạng rừng, đồng thời xác định tọa độ, địa chỉ gửi ngay đến chính quyền kiểm lâm, giảm thiểu tối đa tình trạng hỏa hoạn.
-
Chăm sóc vật nuôi, cây trồng bằng thiết bị tự động.
Nuôi trồng, chăm sóc hơn 5000m2 dưa lưới, anh Nguyễn Việt Lâm, giám đốc công ty Green Farm vẫn thoải mái, thậm chí còn có nhiều thời gian dành cho gia đình, bạn bè.
Được biết, hiện nay toàn bộ cây trồng trong vườn anh đều đã được tự động hóa. Những công việc khó nhằn như bón phân, tưới nước cho cây đều được quản lý bằng thiết bị thông minh. Dựa vào thời tiết, thiết bị cảm biến sẽ tự động điều chỉnh chế độ tưới đảm bảo cây trồng phát triển ổn định nhất. Nhờ được kiểm soát, săn sóc một cách khắt khe, chất lượng dưa lưới của công ty luôn được đánh giá đạt chuẩn cao.
2. Thách thức phía trước.
-
Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Manh nha và mới mẻ
Nhiều địa phương đã và đang thực hiện chuyển đổi số với tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên ở một số tỉnh thành, số hóa nông nghiệp vẫn đang còn rất mới mẻ. Riêng với Tuyên Quang, việc số hóa chỉ mới dừng lại ở khâu bán hàng.
Sự manh nha, mới mẻ trong ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp cộng với những trở ngại trong nội tại đã dẫn đến việc những người sản xuất mù mờ về thị trường, người tiêu dùng mù mờ về sản phẩm. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng vượt cầu, kêu gọi giải cứu nông sản trong những năm trở lại đây.
-
Cần thêm “bà đỡ”
Ông Nguyễn Văn Việt – giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cho rằng, đích đến của việc số hóa trong nông nghiệp, nông thôn chính là người dân. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa là chủ thể thực hiện việc chuyển đổi số. Ông cho biết thêm, sẽ rất khó thành công nếu để nông dân phải tự “dò đường” trong quá trình chuyển đổi này. Điều cần thiết nên làm bây giờ chính là có một bệ đỡ chính sách, cơ chế cùng với sự đồng hành của các cấp, chức năng, doanh nghiệp. Có thế mới có thể thành công, tạo ra những sản phẩm chất lượng.
>>>Xem thêm: Luồng gió chuyển đổi số trong nông nghiệp Thái Nguyên