Ngành thương mại điện tử hiện đang không ngừng phát triển trong bối cảnh kinh doanh hiện đại như ngày nay. Không chỉ các nước trên thế giới mà Việt Nam cũng xem đây là một cơ hội lớn để vươn lên chiếm lĩnh thị trường kinh doanh. Vậy để nắm bắt được những cơ hội phát triển nhanh và tốt nhất, sau đây hãy cùng BIT Group tìm hiểu top 5 xu hướng thương mại điện tử nổi bật cho năm 2024 sắp tới ngay sau đây!
>>> Xem thêm: ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING VÀO LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thực trạng của ngành thương mại điện tử hiện nay
Theo một báo cáo của Statista tháng 8 năm 2023 cho biết, giá trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam là một trong những nền kinh tế internet phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và được dự báo sẽ đạt 39 tỷ USD vào năm 2025 chỉ sau Indonesia.
Ngoài ra, số lượng người dùng và tỷ lệ sử dụng internet của người dân Việt Nam cũng có xu hướng ngày càng tăng cao. Từ đó mở ra cơ hội để nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Nhờ có sự đóng góp của nhiều nền tảng bán hàng trực tuyến lớn như Shopee, Lazada… ngành thương mại điện tử của nước ta đã có sự phát triển vượt bậc như hiện tại.
Các quốc gia có thị trường thương mại điện tử lớn nhất hiện nay có thể kể đến như Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dự đoán top 5 xu hướng thương mại điện tử vào năm 2024 sắp tới
Thương mại trực tuyến tiếp tục phát triển
Số lượng người sử dụng các thiết bị di động để thực hiện mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao, đặc biệt từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát cho đến nay. Các hình thức mua bán trực tuyến thông qua các thiết bị di động như smartphone, laptop, máy tính bảng… đã trở nên phổ biến và dần trở thành một thói quen mua sắm của người tiêu dùng hiện đại.
Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt các đặc điểm này từ đó lên các kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời tiến hành thiết kế và tối ưu các trang website bán hàng thân thiện và phù hợp với các thiết bị di động khác nhau, đem lại trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho khách hàng.
Mạng xã hội trở thành một kênh bán hàng chính
Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram… hiện nay không còn chỉ là một nền tảng chia sẻ khoảnh khắc, giải trí hay giữ liên lạc với bạn bè nữa. Mà giờ đây, người dùng còn có thể thực hiện hành vi mua sắm trực tiếp trên các kênh này ở mọi lúc mọi nơi.
Với những con số đáng kinh ngạc theo Statista cho thấy, Facebook hiện là nền tảng phổ biến nhất với khoảng 2.9 triệu người dùng trên toàn cầu, 75% người dùng sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm. Từ đó, các doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các nền tảng mạng xã hội để phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.
Một tính tăng khác của nền tảng mạng xã hội mà các doanh nghiệp cần biết đến đó là Livestream. Đây được xem là một xu hướng thương mại điện tử với nhiều triển vọng, không chỉ tạo tương tác mà còn tạo dựng được lòng tin với khách hàng thông qua các hình ảnh, thực tế của sản phẩm trong thời gian thực.
Thương mại điện tử xuyên biên giới
Với xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm quốc tế, thương mại điện tử xuyên biên giới được dự đoán sẽ gia tăng trong những những tiếp theo. Theo báo cáo của Statista cung cấp, tỷ trọng thương mại điện tử xuyên biên giới trung bình của khu vực Đông Nam Á đã tăng từ 74 tỷ USD lên 120 tỷ USD (năm 2020 – năm 2021). Dự báo năm 2025, doanh thu thương mại điện tử tại khu vực này sẽ đạt đến 234 tỷ USD.
Ngoài ra, báo cáo còn chỉ ra thói quen mua hàng quốc quốc tế trên các sàn thương mại điện tử của người dùng Đông Nam Á là cơ hội lớn cho hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực. Các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh, vươn mình ra thị trường quốc tế.
Mua sắm thực tế ảo và tăng cường
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, giờ đây các công nghệ thực tế ảo (AR) và tăng cường (AR) đã có thể nâng cao trải nghiệm người dùng. Các doanh nghiệp có thể thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng, thúc đẩy nhanh quyết định mua hàng của tiêu dùng thông qua việc tương tác với sản phẩm với công nghệ ảo ở dạng 3D.
Với hình thức này, người dùng có thể trải nghiệm sản phẩm trong môi trường ảo dễ dàng và nhanh chóng. Giúp họ có cái nhìn tổng quát hơn về sản phẩm từ đó nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.
Tìm kiếm bằng hình ảnh và giọng nói
Nhờ sự chuyển mình của công nghệ số, AI đã trở thành cánh tay đắc lực hỗ trợ người dùng trên mọi phương diện. Giờ đây, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin chỉ cần thông qua hình ảnh hoặc giọng nói của mình.
AI sẽ xử lý số liệu nhanh chóng và đưa ra các kết quả phù hợp nhất, vừa tiết kiệm thời gian lại vừa tránh được những rắc rối không cần thiết khi nhập thông tin cần tìm trên thanh tìm kiếm.
Theo Fortune Business Insights, giá trị thị trường tìm kiếm bằng giọng nói tăng trưởng với tốc độ CAGR 23.7%. Dự đoán đến năm 2029, giá trị này sẽ tăng từ 11.21 tỷ USD từ năm 2022 lên 49.79 tỷ USD. Các doanh nghiệp có thể nắm bắt những đặc điểm này từ đó có các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp.
>>> Xem thêm: MOBILE MARKETING LÀ GÌ? – CHIẾN LƯỢC TRIỂN KHAI MOBILE MARKETING HIỆU QUẢ?
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của BIT Group về các xu hướng thương mại điện tử nổi bật vào năm 2024. Hy vọng với bài viết trên có thể giúp bạn có góc nhìn rộng hơn về thương mại điện tử. Đồng thời có thể tìm ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích giúp bạn tìm ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại kỷ nguyên số, đừng ngần ngại mà hãy đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số ngay hôm nay!
——————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group