Thời trang – một lĩnh vực luôn biến đổi và đầy cạnh tranh, thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên khắp thế giới. Đằng sau những bộ cánh đẹp mắt là những chiến lược kinh doanh đa dạng nhằm đối mặt với những thách thức riêng. Vậy chiến lược để đạt được những thành công đáng mong đợi của những hãng thời trang hàng đầu thế giới là gì?
Để hiểu rõ hơn về cách các hãng thời trang nổi tiếng đối mặt và tận dụng cơ hội trong môi trường kinh doanh đầy biến đổi, hãy cùng BIT GROUP tìm hiểu qua bài viết sau.
Thị trường May mặc và Thời trang Thế giới
Vào cuối năm 2019, ngành May mặc và Thời trang Thế giới đã đạt mức tổng doanh thu lên tới 1,9 nghìn tỷ USD. Theo dự kiến rằng con số này sẽ tiếp tục tăng, vượt qua mốc 3 nghìn tỷ USD vào khoảng từ năm 2030 trở đi. Một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này là sự gia tăng trong nhu cầu về trang phục trên toàn cầu. Khách hàng ngày càng yêu thích và đầu tư nhiều hơn vào việc mua sắm và sở hữu trang phục thời trang. Sự thúc đẩy này đã biến ngành thời trang từ một lĩnh vực sản xuất trang phục thiết yếu thành một nền công nghiệp lớn với giá trị lớn hằng năm.
Trong thị trường Bắc Mỹ, doanh thu bán lẻ thời trang trung bình mỗi tháng đạt 15 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu xem xét trên bình diện khu vực lớn hơn, Châu Mỹ không thể sánh được với sức mạnh của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong năm 2020, khu vực này đã chiếm tới gần 40% tổng nhu cầu về sản xuất May mặc và mua sắm quần áo trên toàn thế giới.
Dựa vào tình hình này, có thể thấy rằng Châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành một thị trường mới nổi quan trọng đối với ngành thời trang, và đây là nơi mà nhiều thương hiệu đang đổ sức đầu tư để tận dụng cơ hội.
Chiến lược Kinh doanh của 5 Thương hiệu Thời trang
1. Channel – Sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo
-
- Đây là một thương hiệu nổi tiếng của Pháp, có một lịch sử đa dạng và dấn thân vào nhiều phong trào thời trang tiên phong trong thế kỷ 20. Họ đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng rãi với hơn 300 cửa hàng độc quyền trên toàn thế giới.
-
- Một điểm đặc biệt của Chanel là khả năng duy trì các giá trị truyền thống và tạo ra sự lôi cuốn cho thương hiệu. Thương hiệu này đã để lại nhiều dấu ấn với sự cải tiến sản phẩm có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp thời trang. Cụ thể như chiến lược “giải phóng” phụ nữ phương Tây khỏi những chiếc nịt ngực gò bó hay việc biến những trang phục màu đen chỉ dành cho người hầu và tang lễ thành những sản phẩm quý phái, sang trọng.
- Thêm vào đó, Chanel cũng có bước đi đột phá với chiến lược tiếp thị khan hiếm, khơi dậy sự mong muốn và thu hút nhiều khách hàng cũng như bảo vệ giá trị của thương hiệu.
- Ví dụ: Chanel điều chỉnh tăng giá sản phẩm túi xách trên toàn thế giới lên trung bình 8%, điều này không chỉ giúp họ gia tăng giá trị thương hiệu mà còn tăng doanh số bán các dòng sản phẩm rẻ hơn, dễ tiếp cận hơn.
2. Gucci – Sự linh hoạt và tích hợp các phong cách
-
- Gucci là một thương hiệu nước Ý, đã thể hiện sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh thời trang. Với chiến lược kinh doanh đặc biệt, Gucci chia sản phẩm theo tỷ lệ nhất định. Trong đó, 60% sản phẩm cổ điển mang giá trị truyền thống và 40% sản phẩm theo xu hướng thời đại. Đó là lý do Gucci không giới hạn khách hàng mục tiêu theo độ tuổi, giới tính hoặc địa vị xã hội cụ thể. Thay vào đó, Gucci tập trung vào việc xây dựng một doanh nghiệp và thương hiệu bền vững, cung cấp các sản phẩm may sẵn với sự sang trọng và đa dạng để bắt kịp xu hướng thời trang.
3. H&M – Thời trang nhanh linh hoạt và bền vững
-
-
H&M là một thương hiệu thời trang bình dân của Thụy Điển. Thương hiệu này được thành lập vào năm 1947 và nổi tiếng với những sản phẩm thời trang hợp xu hướng với giá cả phải chăng. Thương hiệu H&M có một mô hình kinh doanh thời trang nhanh và phát triển rộng rãi với hơn 5.000 cửa hàng trên toàn cầu. Họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp thế giới thực và thế giới trực tuyến trong chiến lược kinh doanh của mình.
-
-
-
Chiến lược kinh doanh của H&M tập trung vào việc cung cấp những sản phẩm thời trang hợp thời trang, giá cả phải chăng. Thương hiệu này thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang mới nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trẻ tuổi. H&M cũng đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống bán hàng trực tuyến và cửa hàng, nhằm thu hút khách hàng trên toàn thế giới.
-
4. ZARA – Tốc độ cung cấp nhanh chóng và đa dạng sản phẩm
-
- ZARA, thành lập năm 1975 tại Tây Ban Nha, hiện thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Inditex. Đây là một thương hiệu nổi tiếng hàng đầu về thời trang nhanh với tốc độ cung cấp sản phẩm nhanh chóng.
- Chiến lược kinh doanh của họ lấy nền tảng là số lượng và tốc độ cung cấp sản phẩm có sẵn. Thêm vào đó, thời gian thiết kế và sản xuất sản phẩm mới của ZARA chỉ trong vòng 4 tuần, đảm bảo rằng họ luôn đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Mô hình kinh doanh của ZARA cho phép họ đạt tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và định hướng sản phẩm vào cả hai xu hướng cổ điển và thời trang.
5. Christian Dior – Sự độc đáo và tiếng nói về nữ quyền
- Thương hiệu Christian Dior S.A đến từ Pháp, thành lập từ năm 1946, nổi tiếng với lịch sử và tiếng nói về nữ quyền, luôn tạo ra các sản phẩm độc đáo và mang tính biểu tượng trong ngành thời trang. Dior chú trọng vào từng đường nét thiết kế để mang đến sự hài lòng cho cả những khách hàng khó tính nhất.
- Thêm vào đó, họ không ngừng đổi mới và tạo nên sự thú vị trong các chiến dịch quảng cáo và sản phẩm của mình. Christian Dior luôn thể hiện sự ủng hộ đối với người phụ nữ và tạo nên thông điệp mạnh mẽ qua sản phẩm và chiến dịch tiếp thị.
- Ví dụ: Trong chiến dịch giới thiệu mô hình và kiến trúc của cửa hàng vào mùa Thu Đông 2019, tại Nhật Bản, Hong Kong cùng nhiều quốc gia Châu Á khác, Dior sử dụng những tấm phông nền trang trí được ghép từ hình ảnh nhiều người mẫu của họ trước kia. Thông điệp của Dior là hãy để quyền quyết định phong cách thời trang, thiết kế sản phẩm và không gian mua hàng trong tương lai vào tay những người phụ nữ.
Kết luận
Các thương hiệu thời trang này đã thành công nhờ vào sự đa dạng trong chiến lược kinh doanh độc đáo cũng như phương pháp tiếp cận thị trường, tạo ra sản phẩm, dịch vụ và thông điệp mà khách hàng đánh giá cao. Sự tự tin, sáng tạo và cam kết đối với giá trị cốt lõi của họ đã giúp họ vượt qua mọi thách thức trong ngành công nghiệp thời trang đầy cạnh tranh.
Mong rằng bài viết của BIT GROUP về chiến lược kinh doanh của các hãng thời trang nổi tiếng có thể giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích. Ngoài ra, để có thể tìm ra những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình, đừng ngần ngại đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số.
——————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group