Để giúp một thương hiệu thu hút khách hàng mới, đồng thời tạo được niềm tin để chuyển họ trở thành khách hàng trung thành cho doanh nghiệp thì việc xây dựng chiến lược định thương hiệu đã trở nên quan trọng và cấp thiết. Vậy làm thế nào để xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu một cách hiệu quả? Hãy cùng BIT Group tìm hiểu ngay sau đây!
>>>Xem thêm: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MẠNH MẼ VỚI CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING
I. Thế nào là chiến lược định vị thương hiệu?
Brand Positioning – Định vị thương hiệu là tạo dựng cho doanh nghiệp các điểm khác biệt, khẳng định vị thế so với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường và nhằm xác định vị trí của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, giúp họ có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn giữa các thương hiệu khác.
Một chiến lược định vị thương hiệu thành công là khi tên của một thương hiệu luôn tồn tại và được nhắc đến đầu tiên trong tâm trí khách hàng. Chỉ cần với một từ khóa liên quan thì khách hàng sẽ nhớ ngay đến thương hiệu của doanh nghiệp.
II. Các chiến lược định vị thương hiệu phổ biến hiện nay
Để tạo được sự khác biệt giữa thương hiệu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì các chiến lược định vị thương hiệu sẽ trở thành cánh tay đắc lực hỗ trợ cho bạn. Sau đây là các chiến lược định vị thương hiệu phổ biến:
-
Chiến lược dựa vào chất lượng
Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố cơ bản quyết định đến hành vi mua hàng của người dùng. Vì vậy điều mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quá trình này có thể sẽ mất khá nhiều thời gian để khách hàng kiểm chứng và thay đổi hành vi mua hàng từ các thương hiệu đối thủ sang lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ mang thương hiệu của mình. Nhưng chỉ cần giữ vững được vị thế trong tâm trí khách hàng thì thương hiệu của bạn sẽ sống mãi với thời gian.
-
Chiến lược dựa vào giá trị
Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản đối với một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể thì giá trị ở đây chính là những gì thật sự ý nghĩa mà khách hàng muốn nhận được từ doanh nghiệp ngoài các nhu cầu cơ bản trên.
Ví dụ: Các thương hiệu xe như BMW, Porsche… không chỉ đáp ứng là một phương tiện di chuyển mà còn đem đến sự đẳng cấp và sang trọng cho người sở hữu.
-
Chiến lược dựa vào tính năng
Tập trung vào các tính năng đặc biệt của sản phẩm/ dịch vụ là cách mà nhiều doanh nghiệp trong các ngành hàng công nghệ và các thiết bị di động hay dùng. Tuy nhiên với loại hình chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật và cải tiến sản phẩm của mình để giành lợi thế trên thị trường. Vì hầu hết các doanh nghiệp khác đều có thể cho ra các sản phẩm có tính năng tương tự hoặc cao cấp hơn.
-
Chiến lược dựa vào mong muốn
Bằng cách gợi lên những mong muốn của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra động lực và dấu ấn trong tâm trí của khách hàng. Dựa vào đó, định vị dựa vào mong muốn sẽ tạo cho khách hàng cảm giác trở thành người họ muốn, nơi họ muốn đi hay những gì mà họ thấy thích tạo sự hứng khởi.
-
Chiến lược dựa vào vấn đề, giải pháp
Đây là một chiến lược định vị dựa trên các vấn đề mà khách hàng gặp phải, thương hiệu sẽ giúp họ giải quyết ngay lập tức các vấn đề đó bằng chính sản phẩm/ dịch vụ của mình. Loại hình chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp gây ấn tượng sâu sắc đến khách hàng của họ.
Các loại sản phẩm thuộc các ngành hàng tiêu dùng nhanh, các dịch vụ tài chính hay bảo hiểm thường áp dụng chiến lược định vị này. Yêu cầu các doanh nghiệp cần phải cải tiến sản phẩm liên tục nhằm đáp ứng đúng và đủ với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.
-
Chiến lược dựa vào đối thủ
Một chiến lược định vị được xây dựng dựa trên sự so sánh sản phẩm/ dịch vụ của mình với các đối thủ cạnh tranh của mình để chứng minh chất lượng. Và hiện nay có rất nhiều thương hiệu đã và đang áp dụng chiến lược này như cuộc chiến không hồi kết giữa Cocacola và Pepsi, giữa Milo và Ovaltine…
Như Baemin và Gojek gần đây với cuộc chiến về biển quảng cáo ngoài trời gây ấn tượng với nhiều người tiêu dùng: Baemin với hình ảnh đại diện là nghệ sĩ Trấn Thành “Em ăn gì, anh đặt Baemin giao”, Gojek với hình ảnh đại diện là ca sĩ Hari Won – vợ của nghệ sĩ Trấn Thành “Ăn gì cũng được, Gojek giao là được!”.
-
Chiến lược dựa vào cảm xúc
Đây được xem là chiến lược định vị hiệu quả và dễ thành công nhất. Bởi vì cảm xúc xuất phát từ mong muốn, từ cầu, sở thích… việc đánh mạnh vào cảm xúc của khách hàng sẽ trở nên dễ dàng. Điều này khiến khách hàng thường có thiện cảm, cảm thấy gần gũi và thân thuộc với thương hiệu hơn.
-
Chiến lược dựa vào trải nghiệm mua hàng
Chiến lược tập trung vào đối tượng khách hàng, bắt đầu từ việc xây dựng hành trình mua hàng được cá nhân hóa, khiến cho khách hàng cảm nhận được sự quan tâm đặc biệt từ thương hiệu. Ngoài ra, việc tạo dựng mối quan hệ tương tác giữa thương hiệu và khách hàng tốt cũng sẽ giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu thành công hơn.
Các trải nghiệm trước, trong và sau khi mua hàng đều sẽ để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng, giúp họ có cái nhìn đặc biệt đối với thương hiệu.
-
Chiến lược dựa trên công dụng
Chiến lược định vị dựa trên công dụng tập trung đánh mạnh vào các lợi ích mang lại hay công dụng của sản phẩm. Đây được xem là chiến lược định vị an toàn, chiếm được sự tin tưởng của khách hàng hơn. Loại chiến lược này phù hợp với các sản phẩm/ dịch vụ có tính ứng dụng cao như sơn Nippon “Sơn đâu cũng đẹp” luôn chiếm được lòng tin và trở thành lựa chọn hàng đầu khi nhắc đến các loại sơn.
III. Các bước để xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu
Một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả cần phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu và định hướng phát triển được vạch ra từ ban đầu của doanh nghiệp.
Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu
Xác định ai là đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của mình? Họ đang quan tâm những vấn đề gì? Họ có sở thích, thói quen và hành vi mua sắm như thế nào? Thông qua việc tìm hiểu và phân tích các thông tin về nhân khẩu học (độ tuổi, nghề nghiệp…) từ đó phác họa chân dung khách hàng để giúp việc định vị thương hiệu trở nên hiệu quả hơn.
Bước 2: Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Xác định các đối thủ hiện tại, tìm hiểu, phân tích và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như bản thân doanh nghiệp. Xác định các cơ hội và thách thức thông qua mô hình SWOT. Từ đó lên kế hoạch và các hướng đi đúng đắn cho bản thân doanh nghiệp.
Bước 3: Xác định phương pháp định vị phù hợp
Dựa vào đặc điểm của doanh nghiệp cùng các thông tin đánh giá đã có về tệp khách hàng cũng như các đối thủ thì doanh nghiệp có thể tiến hành xác định phương pháp định vị phù hợp với các mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp.
Bước 4: Định vị thương hiệu
Sử dụng sơ đồ định vị để xác định rõ vị trí của thương hiệu đang nằm ở đâu so với các đối thủ và những giá trị nào mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng. Khi đưa thương hiệu vào sơ đồ định vị, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lập chiến lược định vị và các hướng đi tiếp theo cần làm những gì để đạt được kết quả tối ưu.
Trên đây là những góc chia sẻ của BIT Group về cách xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả. Hy vọng với bài viết trên có thể giúp bạn đọc có một góc nhìn mới hơn về các chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như cách xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu phù hợp cho chính doanh nghiệp của bạn.
Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích đồng thời tìm ra chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại kỹ thuật số, đừng ngần ngại đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
——————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group