Việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh đang tiếp tục tăng mạnh trong năm 2023. Sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng công nghệ số hóa không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất mà còn tạo những cơ hội mới nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Và để có thể đạt được thành công trong công cuộc chuyển đổi số, doanh nghiệp cần nắm bắt được những công nghệ hiện đại phổ biến hiện nay cùng những công dụng của chúng để đưa ra được lựa chọn tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Hãy cùng BIT Group khám phá những công nghệ chuyển đổi số phổ biến cho doanh nghiệp trong năm 2023 qua bài viết dưới đây!
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: TOP 5 DIGITAL TRANSFORMATION TRENDS FOR 2023.
1. Điện Toán Đám Mây (Cloud Computing)
Linh hoạt và tiết kiệm chi phí với công nghệ Cloud
Điện toán đám mây là một trong những công nghệ chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí. Doanh nghiệp có thể phân phối, kết nối, và sử dụng tài nguyên theo mức sử dụng với các chính sách thanh toán linh hoạt.
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN NỀN TẢNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY.
Ba hình thức phổ biến của công nghệ điện toán đám mây
- Hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ (IaaS): Cung cấp hạ tầng máy chủ, lưu trữ, và mạng qua đám mây.
- Nền tảng dịch vụ (PaaS): Cung cấp môi trường phát triển ứng dụng và công cụ để xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh.
- Phần mềm dịch vụ (SaaS): Cung cấp các ứng dụng và phần mềm trực tiếp qua đám mây, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực từ việc cài đặt và quản lý trên máy tính cá nhân.
2. Trí Tuệ Nhân Tạo (Artificial Intelligence)
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ chuyển đổi số đang thu hút sự quan tâm rất lớn. Khả năng thay thế con người trong việc thực hiện công việc đã gây lo ngại cả thị trường lao động về tình trạng mất việc làm hàng loạt trong những thập kỷ tới.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích vô cùng to lớn mà trí tuệ nhân tạo đem lại cho cả kinh doanh và cuộc sống.
Một số ứng dụng phổ biến của AI trong chuyển đổi số
- Chatbot chăm sóc khách hàng tự động
- Phân tích và tổng hợp dữ liệu
- Xử lý dữ liệu lớn và phức tạp
- Phát hiện các khuôn mẫu bất thường
- Hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng và phân phối
3. Internet Vạn Vật (Internet of Things)
IoT – Cầu nối giữa mọi vật thể trên Internet
IoT là hệ thống kết nối giữa các thiết bị, sự vật và con người cho phép thu thập, chia sẻ và xử lý thông tin để đưa ra quyết định nhanh chóng thông qua sự hỗ trợ của công nghệ cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác trong thời gian thực. Bất kỳ vật thể nào có khả năng kết nối internet đều có thể được áp dụng IoT, không chỉ giới hạn trong các thiết bị như máy tính hay điện thoại di động.
Ứng dụng của Internet vạn vật trong doanh nghiệp
IoT không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, tiết kiệm thời gian và tiền bạc mà còn giúp bảo vệ môi trường:
- Quản lý kho hàng thông minh: IoT cung cấp chính xác vị trí và tình trạng của hàng hóa trong kho giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa cách tổ chức và quản lý việc lưu trữ và giao hàng, dẫn đến tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Dự đoán bảo trì: IoT theo dõi máy móc và thiết bị trong nhà máy để nhận biết thời điểm cần bảo trì. Giúp công ty đề phòng trước các sự cố và giảm thiểu thời gian dừng sản xuất.
- Tiết kiệm năng lượng: IoT có thể kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng trong tòa nhà hoặc nhà máy của bạn để tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.
- Quản lý tài sản và thiết bị: IoT cung cấp thông tin về tình trạng và cách sử dụng của tài sản và thiết bị, từ đó giúp doanh nghiệp quản lý chúng một cách hiệu quả hơn.
4. Công nghệ chuỗi (Blockchain)
Blockchain là một chuỗi các khối ghi lại nhiều thông tin và dữ liệu trên blockchain không thể thay đổi hoặc xóa sau khi đã được xác nhận nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của giao dịch.
Blockchain có tiềm năng biến đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống và kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, bảo mật, và quản lý dữ liệu:
- Chuyển Tiền Và Thanh Toán Quốc Tế: Giảm chi phí và tăng tốc quá trình chuyển tiền quốc tế.
- Quản Lý Tài Sản Kỹ Thuật Số: Giao dịch và quản lý tài sản kỹ thuật số trên blockchain.
- Xác Minh Danh Tính: Xác minh danh tính mà không tiết lộ thông tin cá nhân.
- Sản Xuất Tài Sản Thực: Theo dõi và xác thực nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt trong thực phẩm và y tế.
KẾT LUẬN
Top 4 công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp năm 2023 đang mở ra những cơ hội lớn cho sự cải thiện và phát triển trong thế giới kinh doanh hiện đại. Việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số không chỉ giúp cải thiện hiệu suất mà còn tạo ra cơ hội mới và đảm bảo sự cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số ngày càng phát triển.
Mong rằng bài viết của BIT GROUP về Top 4 công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp năm 2023 có thể giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích.
Và để nắm bắt được các phương pháp thực hiện chuyển đổi số và kinh doanh trong kỷ nguyên mới một cách hiệu quả, đừng ngần ngại bấm đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số.
——————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group