Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số) là công cụ không thể thiếu trong công cuộc hội nhập thời đại kỷ nguyên số đối với mỗi doanh nghiệp ngày nay. Trong thời đại mà công nghệ 4.0, các doanh nghiệp buộc phải nhanh chóng thích ứng và thay đổi để duy trì thế cạnh tranh trên thị trường. Digital Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận mục tiêu hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với các Start-up 2023, việc thiết lập chiến lược Digital Marketing là vô cùng cấp thiết. Vậy Digital Marketing là gì? Để lập chiến lược Digital Marketing cho các Start-up 2023 phải làm như thế nào? Hãy cùng BIT GROUP tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Chiến lược Digital Marketing là gì?
Digital Marketing (hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số) thông qua nhiều công cụ kỹ thuật số và nhiều kênh khác nhau giúp các doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm/ dịch vụ hay thương hiệu của họ. Các nhà tiếp thị sẽ dễ dàng tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu thông qua các hoạt động trên nền tảng mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm, các trang website…
II. Một số yếu tố trong Digital Marketing
Đối tượng khách hàng mục tiêu
Hoạt động trên nền tảng trực tuyến, Digital Marketing cho phép doanh nghiệp có thể kết nối với một tệp lớn khách hàng mục tiêu trên toàn thế giới. Tăng mức độ nhận thức về thương hiệu.
Cách tiếp cận của nhà tiếp thị
Các nhà tiếp thị không nhất thiết phải hiện diện trực tiếp với khách hàng. Vì tất cả các hoạt động tiếp thị đều là hình thức trực tuyến, điều này giúp nhóm tiếp thị dễ dàng tương tác với tệp khách hàng hữu hạn trên Internet.
Thông tin tiếp thị
Các nền tảng kỹ thuật số cung cấp các mô tả dưới dạng các bản mềm trên các trang website, fanpage, thông qua video hoặc các công cụ tìm kiếm. Việc này giúp người dùng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi tùy theo nhu cầu của người dùng và thông tin được cung cấp là nguồn tài liệu hoàn toàn miễn phí.
Tương tác với người dùng
Digital Marketing cung cấp cho người dùng một số nền tảng kỹ thuật số như các trang mạng xã hội, các trang web thương mại điện tử hoặc một số ứng dụng với mục đích có thể thu thập các ý kiến phản hồi từ người dùng, nơi họ có thể đưa ra các đánh giá, nhận xét và quan điểm của họ về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể đo lường và nâng cao trải nghiệm cho người dùng.
Chi phí Marketing
Chi phí cho các hoạt động Digital Marketing ít tốn kém hơn với các hoạt động trực tuyến trên các trang website, mạng xã hội,… thậm chí không mất bất kỳ một khoản phí nào. Tùy theo nhu cầu và mục tiêu tiếp thị, doanh nghiệp có thể chọn hình thức quảng cáo có tốn phí.
Sàng lọc chiến lược:
Các hoạt động Digital Marketing giúp doanh nghiệp thu được kết quả tiếp thị nhanh chóng theo thời gian thực. Từ đó, doanh nghiệp có thể tinh chỉnh chiến lược dễ dàng, nhóm tiếp thị có thể lựa chọn các thay đổi và cập nhật liên tục các chiến lược theo kết quả thị trường.
Khả năng đo lường:
Doanh nghiệp có thể xác định chính xác mức độ quan tâm của người dùng đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các công cụ đo lường cho ra các chỉ số như số lượt click, lượt truy cập, lượt xem, lượt tìm kiếm, thời gian truy cập…
Giao tiếp
Hoạt động Digital Marketing thúc đẩy giao tiếp 2 chiều (doanh nghiệp thông tin đến người dùng và người dùng phản hồi cho doanh nghiệp), Điều này làm hài lòng khách hàng và giúp họ cảm thấy bản thân được lắng nghe và được phục vụ tận tình. Ngược lại đối với doanh nghiệp, các nhà tiếp thị sẽ tận dụng các thông tin chuyên sâu và các công cụ phân tích để hiểu các hành vi, sở thích của người dùng. Sau cùng sẽ triển khai chiến lược Digital Marketing phù hợp và hiệu quả.
III. Các loại hình chiến lược tiếp thị kỹ thuật số phổ biến hiện nay
Để hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị, bạn cần biết đến một số loại hình chiến lược tiếp thị sau:
- SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm
- PPC (Pay per click): Trả phí có mỗi cú nhấp chuột.
- Email Marketing: Hình thức email gồm các nội dung về thông tin về sản phẩm/ dịch vụ, các chương trình tiếp thị, xúc tiến bán hàng giới thiệu đến khách hàng.
- SMM (Social Media Marketing): Các hoạt động tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội nhằm gia tăng lưu lượng truy cập, thu hút thêm nhiều khách hàng).
- Online PR : Các hoạt động truyền thông trên Internet như các diễn đàn, công cụ tìm kiếm, các trang báo chí điện tử…
- Online Ads : Quảng cáo trực tuyến tiếp cận đúng đối tượng đang có nhu cầu nhanh chóng và hiệu quả.
Nhìn chung, Digital Marketing là cách tiếp cận hiệu quả dựa trên các chỉ số dữ liệu cho phép doanh nghiệp kết nối và thu hút tệp khách hàng lớn. Có thể tận dụng kỹ năng phân tích của các nhà tiếp thị kết hợp với các kênh kỹ thuật số, các công cụ tiếp thị hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nỗ lực tiếp thị và thúc đẩy độ tương tác giữa doanh nghiệp và người dùng, đạt được mục tiêu kinh doanh trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: MOBILE MARKETING LÀ GÌ? – CHIẾN LƯỢC TRIỂN KHAI MOBILE MARKETING HIỆU QUẢ?
IV. Chiến lược Digital Marketing cho Start-up 2023
1. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu (Customer Persona)
Customer Persona là một đại diện tổng quát các đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu có. Để xây dựng được Persona của người dùng, các Start-up cần tìm hiểu từ các thông tin cốt lõi về:
Nhân khẩu học: Thông tin về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập…
Tâm lý học: Thông tin về thói quen, hành vi, niềm tin và sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu.
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng: Có thể dùng bảng câu hỏi khảo sát hoặc cuộc thăm dò ý kiến để hiểu được khách hàng cần gì, họ có những mối quan tâm gì?
Tìm hiểu niềm đau của khách hàng: Khách hàng có những trở ngại, khó khăn gì trong quá trình trải nghiệm của họ? Họ có những đề xuất hay mong muốn gì mà doanh nghiệp có thể hỗ trợ?
Vì vậy, việc xác định chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và tìm cách chuyển đổi khách hàng tiềm năng hơn.
2. Xây dựng bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey Map)
Bản đồ hành trình khách hàng mô tả các cách mà người dùng tương tác với sản phẩm/ dịch vụ của một doanh nghiệp qua từng giai đoạn tương ứng là các điểm tiếp xúc từ lúc nhận biết cho đến trung thành.
Bản đồ hành trình khách hàng gồm có 5 giai đoạn:
Nhận biết (Awareness): Giai đoạn này, khách hàng tiếp xúc với sản phẩm/ dịch vụ thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: Truyền miệng, quảng cáo trên social media,…
Cân nhắc (Consideration): Khách hàng sẽ xem xét sản phẩm/ dịch vụ của nhiều thương hiệu khác nhau để đưa ra quyết định.
Mua hàng (Purchase): Khách hàng tiến hành mua hàng và thanh toán.
Dịch vụ sau khi bán hàng (Service): Sau khi mua và sử dụng, khách hàng sẽ chia sẻ trải nghiệm qua nhiều kênh như chia sẻ với người thân, bạn bè; mục đánh giá trên các ứng dụng, website; chia sẻ trải nghiệm trên social media… Doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng thông qua email marketing, mục chat trực tuyến trên hệ thống website…
Trung thành (Loyalty): Khách hàng hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ quay lại mua hàng lần nữa.
Tương ứng với mỗi giai đoạn trên có thể có sẽ có một số điểm tiếp xúc khách hàng như truy cập vào trang website, gọi điện trực tiếp cho doanh nghiệp hay tìm kiếm trên các bài viết đăng tải trên social media… Điều này cho phép doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề quan trọng giữa khách hàng và doanh nghiệp, biết được những nơi mà doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng, từ đó tạo nên nhiều cơ hội nâng cao trải nghiệm mua hàng tích cực cho khách hàng.
3. Sử dụng các công cụ hỗ trợ kỹ thuật số hiệu quả
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Nhằm tăng lưu lượng truy cập, giúp website được xếp hạng cao hơn, các Start-up cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Khi có chiến lược SEO cụ thể, Start-up có thể tiếp cận với tệp khách hàng organic, khách hàng có thể tự tìm tới doanh nghiệp nhờ các từ khóa ngành lên top Google.
Sử dụng Email Marketing
Tiếp thị bằng Email Marketing là hình thức gửi nội dung trực tiếp đến email của khách hàng, cá nhân hóa email. Khác với những hình thức khác, việc gửi Email Marketing sẽ ít làm phiền đến khách hàng và ít tốn chi phí. sử dụng Email Marketing thường giúp các Start-up mở rộng tệp khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Google Ads
Google được biết đến là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.Theo Forbes, trung bình có hơn 40.000 lượt tìm kiếm mỗi giây (tương ứng 3.5 tỷ tìm kiếm mỗi ngày. Tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2023 có tới 7.93 triệu người sử dụng Internet chiếm 79.1% dân số. Và dự kiến những con số này vẫn có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai. Điều này cho thấy Google là mảnh đất màu mỡ giúp các Start-up 2023 quảng bá thương hiệu của mình.
Social Media Marketing
Theo Kepios, tháng 7 năm 2023, số người dùng mạng xã hội trên thế giới gần 5 tỷ người tương đương chiếm 60% dân số thế giới đang dùng mạng xã hội. Ngoài ra, tính đến đầu năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội của Việt Nam đạt tới con số 70 triệu người, tưc chiếm 71% dân số. Qua đó, các Start-up 2023 có thể tạo cơ hội kinh doanh và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng trên Social Media (Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok…) bằng những nội dung, video sáng tạo và độc đáo.
Trên đây là toàn bộ nội dung BIT GROUP chia sẻ về chiến lược Digital Marketing cho các Start-up 2023. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về Digital Marketing trong kỷ nguyên số.
>>> XEM THÊM: THIẾT KẾ LANDING PAGE CHO CHIẾN DỊCH DIGITAL MARKETING HIỆU QUẢ
Để biết thêm các phương pháp chiến lược phù hợp cho mỗi doanh nghiệp trong kỷ nguyên số, hãy cùng BIT GROUP tham gia ngay chương trình hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp: “CHIẾN LƯỢC 4P – TĂNG TRƯỞNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ”.
——————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group