Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số đã trở thành một trong những yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thêm vào đó, để tạo nên một hệ thống giá trị kinh doanh, tận dụng hiệu quả nguồn lực, đóng góp vào bảo vệ phát triển xã hội bền vững, một số doanh nghiệp hiện nay đang ứng dụng chiến lược chuyển đổi số theo mô hình kinh tế chia sẻ. Vì thế, để có thể tăng tính cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, hãy cùng BIT GROUP tìm hiểu thêm về những chiến lược phù hợp qua bài viết sau.
I. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là quá trình “số hóa” toàn diện hoạt động của doanh nghiệp từ quy trình sản xuất, vận chuyển, tài chính, marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng đến việc tạo ra những mô hình kinh doanh khác biệt. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí và thúc đẩy sự phát triển.
Tầm quan trọng và lợi ích của việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp
- Tăng cường hiệu suất hoạt động: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình, từ việc quản lý dữ liệu, quy trình sản xuất, quản lý kho hàng, đến việc giao tiếp với khách hàng và cung cấp dịch vụ.Từ đó, tăng hiệu suất và giảm thiểu thời gian, nhân lực và tài nguyên.
- Tối ưu hóa chi phí: Các công nghệ số và hệ thống tự động hóa giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành và sản xuất, hạn chế tối đa những sai sót xảy ra, tối ưu hóa nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tiết kiệm không gian, giấy tờ, chi phí nhân công.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng, đồng thời hạn chế sai sót, điều chỉnh các tính năng phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Thêm vào đó, các nền tảng công nghệ cũng góp phần làm tăng tính tiện lợi và sự nhanh chóng trong việc phản hồi, giải đáp thắc mắc cũng như tăng sự tương tác với khách hàng.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng, thích nghi với thay đổi của thị trường và giành lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
- Quản lý thông tin và dữ liệu hiệu quả: Các công nghệ số giúp các doanh nghiệp quản lý thông tin và dữ liệu một cách hiệu quả hơn. Việc tổ chức thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau được thực hiện để đưa ra những quyết định thông minh và dự đoán chính xác xu hướng thị trường.
- Tạo ra cơ hội kinh doanh mới: Doanh nghiệp có thể tận dụng những xu hướng công nghệ mới, tham gia vào các nền tảng kinh tế chia sẻ và phát triển những mô hình kinh doanh tiềm năng khác.
- Đổi mới và tạo sự khác biệt: việc ứng dụng công nghệ và mô hình kinh tế chia sẻ sẽ tạo sự khác biệt, cải tiến sản phẩm và dịch vụ, và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách sáng tạo và nhanh chóng nhất.
- Tăng cường quy trình quản lý và điều hành: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình quản lý và điều hành, từ quản lý nguồn nhân lực, tài chính, quy trình tổ chức, cho đến quản lý vận hành và giám sát tổng thể.
>>> XEM THÊM: CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
III. Chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp theo mô hình kinh tế chia sẻ
1. Mô hình kinh tế chia sẻ là gì?
Mô hình “Kinh tế chia sẻ” là một hệ thống kinh doanh trong đó người dùng chia sẻ tài nguyên, hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin với nhau thông qua các nền tảng kỹ thuật số và các cơ chế mạng lưới miễn phí hoặc có phí. Mô hình này thường giúp cải thiện và tối ưu việc sử dụng tài nguyên có sẵn, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho những người tham gia trong quá trình chia sẻ.
>>> XEM THÊM: XU HƯỚNG VÀ TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN THẾ GIỚI – BÀI HỌC GÌ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?
2. Chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp theo mô hình kinh tế chia sẻ
Áp dụng chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp theo mô hình kinh tế chia sẻ là một quá trình đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong cách làm việc và quản lý. Dưới đây là 7 bước quan trọng để doanh nghiệp có thể tiến hành áp dụng chiến lược này:
-
Bước 1: Đánh giá và lựa chọn mô hình kinh tế chia sẻ phù hợp
Doanh nghiệp cần xem xét mô hình kinh tế chia sẻ phù hợp với ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của mình. Có nhiều loại mô hình chia sẻ, từ việc chia sẻ tài sản vật chất như xe hơi, máy móc đến việc chia sẻ dịch vụ, thông tin hoặc năng lượng. Lựa chọn mô hình kinh tế chia sẻ phù hợp sẽ tùy thuộc vào năng lực và mục tiêu của doanh nghiệp.
-
Bước 2: Xác định tài sản và dịch vụ cần chia sẻ
Doanh nghiệp cần xác định những tài sản hoặc dịch vụ mà họ có thể chia sẻ với cộng đồng hoặc đối tác khác. Điều này có thể bao gồm việc cho thuê tài sản chưa sử dụng đến, chia sẻ dịch vụ chưa tối ưu hóa hoặc tận dụng thông tin để tạo ra giá trị mới.
-
Bước 3: Xây dựng nền tảng kỹ thuật số
Để thực hiện mô hình kinh tế chia sẻ, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng nền tảng kỹ thuật số phù hợp. Điều này có thể là việc phát triển ứng dụng di động, trang web hoặc hệ thống giao dịch trực tuyến cho phép việc chia sẻ và tương tác giữa người dùng và doanh nghiệp.
Ví dụ:
Uber: Nền tảng kết nối tài xế và hành khách thông qua ứng dụng di động, cung cấp dịch vụ vận chuyển theo yêu cầu của người dùng.
Airbnb: Cung cấp nền tảng đặt chỗ ở trực tuyến, cho phép người dùng tìm kiếm và đặt phòng qua ứng dụng hoặc trang web.
-
Bước 4: Xây dựng cộng đồng và mạng lưới
Mô hình kinh tế chia sẻ yêu cầu sự hợp tác và chia sẻ giữa các cá nhân hoặc tổ chức. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng cộng đồng và mạng lưới đối tác tin cậy để thúc đẩy hoạt động chia sẻ và tăng cường giá trị cho các bên tham gia.
-
Bước 5: Tăng cường bảo mật và độ tin cậy
Trong môi trường kinh tế chia sẻ, bảo mật thông tin và độ tin cậy là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng thông tin khách hàng và các giao dịch được bảo mật an toàn thông qua việc kiểm soát và nâng cấp thường xuyên các nền tảng công nghệ số hay hệ thống bảo mật thông tin của doanh nghiệp nhằm mục đích tạo niềm tin và thu hút người dùng tham gia.
-
Bước 6: Đào tạo và hỗ trợ nhân viên
Để chuyển đổi số hiệu quả, một trong yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công đó là việc đào tạo nhân viên để sử dụng tốt các công nghệ mới và thích nghi với mọi sự thay đổi của doanh nghiệp và thời đại bởi vì việc áp dụng chuyển đổi số dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ đòi hỏi sự đổi mới đáng kể trong văn hóa và tư duy.
-
Bước 7: Đo lường và tối ưu hóa
Để đạt được hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh và vận hành, doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả của mô hình kinh tế chia sẻ và thực hiện tối ưu hóa hoạt động. Cụ thể là theo dõi các chỉ số hiệu suất doanh nghiệp, hoạt động giao dịch, phản hồi từ khách hàng, và các xu hướng thị trường để đưa ra những giải pháp tối ưu thông qua một số nền tảng công nghệ số hỗ trợ như là google analytics, công nghệ phân tích A/B testing, AI và machine learning…. từ đó tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bài viết là một số chia sẻ của BIT GROUP về chuyển đổi số và áp dụng chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp theo mô hình kinh tế chia sẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những góc nhìn mới về chủ đề này. Thêm vào đó, để hiểu rõ hơn về định hướng, phương pháp lựa chọn chiến lược phù hợp với mỗi doanh nghiệp khác nhau trong kỷ nguyên số, bạn có thể tham gia ngay chương trình hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp: “Chuyển đổi số hiệu quả”
>>> XEM THÊM: TỐI ƯU HÓA CHIẾN DỊCH DIGITAL MARKETING CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
——————————————————————————————————————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Số điện thoại: 077 470 1089
Zalo OA: zalo.me/4354897191185231594
Facebook: https://www.facebook.com/BIT.com.vn
Youtube: https://youtube.com/BITcomvn