Khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường và mong muốn đem lại lợi nhuận cao thì chiến lược sản phẩm là yếu tố vô cùng cần thiết và quan trọng. Vậy, để hiểu được chiến lược sản phẩm là gì và các bước xây dựng chiến lược hiệu quả nhất trong marketing, hãy cùng BIT Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết và hoàn chỉnh về sản phẩm của dự án. Đây cũng là yếu tố quyết định các mục tiêu trong dự án có thành công hay không đồng thời tác động đến các chiến lược như: chiến lược giá, xúc tiến hỗ trợ hay phân phối…
Chiến lược sản phẩm phải đáp ứng được những câu trả lời:
+ Sản phẩm này phục vụ cho ai?
+ Mang lại những lợi gì đến cho khách hàng?
+ Mục tiêu của công ty đối với sản phẩm trong vòng đời của chúng
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chiến lược sản phẩm trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược sản phẩm cũng được xem như một vũ khí quyết định đến sự thành công của sản phẩm.
Vai trò quan trọng của chiến lược sản phẩm
Để quyết định vị trí của một thương hiệu trên thị trường dựa vào 3 yếu tố:
+ Sản phẩm của mình có gì nổi trội hơn các sản phẩm khác?
+ Sản phẩm của mình nổi trội hơn như thế nào?
+ Làm thế nào để thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình?
Doanh nghiệp cần có một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh, chi tiết và đi đôi với sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo cho người tiêu dùng để có thể thực hiện được các yếu tố được nêu trên. Sản phẩm là yếu tố chính dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp thì chiến lược sản phẩm có ý nghĩa đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.
>>> XEM THÊM: 5 XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING MỚI NHẤT NĂM 2023
Các bước xây dựng chiến lược sản phẩm trong Marketing hiệu quả
Để có thể tạo ra một chiến lược sản phẩm cho doanh nghiệp hiệu quả thì chiến lược cần sự chi tiết, rõ ràng và hoàn chỉnh. Điều này cần rất nhiều thời gian, nghiên cứu và công sức. Vì vậy dưới đây là các bước xây dựng chiến lược sản phẩm mà doanh nghiệp cần lưu ý:
Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định được thị trường mục tiêu và tệp khách hàng hướng đến, sau đó tiến hành các hoạt động nghiên cứu về nhu cầu, mong muốn, thị hiếu cũng như các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nhằm xác định được những yếu tố mà sản phẩm cần đáp ứng và mang lại giá trị cao cho khách hàng.
Doanh nghiệp thu thập thông tin và cảm nhận của khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ đối với sản phẩm thông qua:
+ Câu hỏi trên fanpage
+ Đánh giá của khách hàng đã sử dụng
+ Dữ liệu các giao dịch
+ Khảo sát thực tế (có thể gửi khảo sát qua email marketing, phỏng vấn cá nhân/nhóm đối tượng mục tiêu…)
+ Tương tác trực tiếp với khách hàng (điện thoại, hội thảo, gặp mặt trực tiếp)
+ Dữ liệu trên các nền tảng mạng xã hội, website (lượt truy cập, thời gian truy cập, các tương tác khác của khách hàng)
Ngoài ra, bên cạnh việc thu thập thông tin như trên, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng một số công cụ hiện đại trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường để hỗ trợ trong việc nắm bắt được xu hướng ngành, thị hiếu và tiềm năng khách hàng.
Xác định mục tiêu sản phẩm hướng đến
Bước tiếp đến là xác định rõ mục tiêu của sản phẩm từ nội dung đã đề ra trong kế hoạch từ trước:
+ Tăng doanh thu
+ Tăng độ nhận diện thương hiệu
+ Thu hút người tiêu dùng
+ Tăng độ tương tác với khách hàng
Xây dựng lộ trình phát triển thật cụ thể
Khi đã xác định xong các mục tiêu sản phẩm thì điều doanh nghiệp cần là xây dựng một quy trình hoạt động hiệu quả với các mốc thời gian cụ thể. Trong đó, doanh nghiệp cũng cần đề ra những chiến lược về giá, tiếp thị và phân phối, bảo quản sản phẩm phù hợp và liên kết chặt chẽ.
>>> XEM THÊM: CÁC BƯỚC LẬP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP
Tiến hành thực hiện và đo lường hiệu quả
Điều cuối cùng mà doanh nghiệp cần thực hiện là triển khai hoạt động dựa trên mục tiêu và lộ trình đã đề ra. Trong suốt quá trình thực hiện, doanh nghiệp cũng phải theo dõi và đo lường hiệu quả kinh doanh thường xuyên để từ đó đưa ra những quyết định điều chỉnh chiến lược sản phẩm khi cần thiết cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Lời kết
Hi vọng bài viết của BIT Group phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược sản phẩm và đem đến cho bạn những thông tin, kiến thức bổ ích. Để có thể biết được các chiến lược hiệu quả phù hợp với doanh nghiệp bạn, hãy tham gia ngay chương trình hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp: “Chuyển đổi số hiệu quả”
Nhận ngay ấn phẩm tháng 7 của BIT Group – “Sổ tay doanh nhân” để có một góc nhìn toàn diện về những kiến thức và giá trị mà chúng tôi mang đến quý độc giả.
>>> XEM THÊM: 7 CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
——————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Số điện thoại: 077 470 1089
Zalo: BIT Group