Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi là một hành trình liên tục học hỏi, rèn luyện và phát triển không ngừng. Đó là hành trình đương đầu với thách thức, tiếp thu ý kiến phản hồi, mở rộng kết nối và trau dồi kiến thức.
Theo giáo sư Linda Hill của Trường Kinh doanh Harvard, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về lãnh đạo, các nhà lãnh đạo nổi tiếng không sinh ra với khả năng siêu phàm. Đúng hơn, họ có xu hướng cố tình đặt mình vào những tình huống mà họ phải học hỏi, thích nghi và phát triển, một yếu tố thử thách để phát triển sự kiên trì và dũng cảm, để thúc đẩy và hướng dẫn người khác.
“Lãnh đạo là một quá trình tự phát triển, cô nói. “Không ai có thể dạy bạn cách lãnh đạo; bạn cần sẵn lòng và có khả năng học cách lãnh đạo. Hầu hết chúng ta học hỏi từ kinh nghiệm của mình và đối mặt với nghịch cảnh. Bước ra ngoài những không gian nơi chúng ta cảm thấy an toàn đó chính là một người thầy đầy quyền năng.”
Vậy bạn cần phải rèn luyện những tố chất nào để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi?
Dưới đây là tám phẩm chất quan trọng nhất để lãnh đạo thành công cùng với những phương pháp để rèn luyện và trau dồi chúng.
1. Tính xác thực
Sống chân thật và đúng với con người thật của mình là nền tảng để thành công trong bất kỳ vai trò nào. Giáo sư Linda Hill nói rằng: “Là một nhà lãnh đạo, bạn phải thể hiện bản thân một cách tốt nhất, và không chỉ có quyền lực cao mà còn có khả năng động viên và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Năng lực là chưa đủ, mọi người phải tin tưởng và kết nối với bạn, nếu không họ sẽ không chấp nhận rủi ro với bạn.”
Cách thể hiện bản thân tốt nhất
Hiểu cách mọi người nhìn nhận về bạn rất quan trọng cho sự phát triển. Nhưng việc hỏi và nhận phản hồi có thể phức tạp và có sự cảm tính, Giáo sư Linda Hill nói rằng cô ấy khuyên bạn nên tìm kiếm phản hồi vào thời điểm mà bạn có thể vẫn cởi mở mà không trở nên phòng thủ.
Đừng tập trung vào những điều tiêu cực và những điều bạn cần khắc phục. Thay vào đó lời khuyên là bạn nên “tập trung vào những điều tích cực”.
2. Tính hiếu kỳ
Giáo sư Linda Hill cho rằng sự hiếu kỳ là một tư duy: “Đó là việc quan sát bao quát, khám phá những điều mới mẻ, hiểu tường tận và khả năng có thể thực hiện”. Người lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn xa trông rộng, “từ ngoài vào trong” về tổ chức và đội ngũ của doanh nghiệp.Họ có khả năng xem xét các tình huống và vấn đề từ quan điểm của các bên liên quan bên ngoài, chẳng hạn như khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn vì họ xem xét bối cảnh rộng hơn, không chỉ là bên trong nội bộ của tổ chức.
Làm thế nào để nuôi dưỡng sự tò mò của bạn?
Trẻ em sinh ra đã có xu hướng tò mò, luôn đặt câu hỏi và khám phá môi trường xung quanh một cách tự nhiên. Hãy luôn sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm mới và cởi mở với những người xung quanh, bên ngoài bộ phận, chức năng và ngành nghề trực tiếp của bạn. Đặc biệt, hãy luôn suy ngẫm về niềm đam mê và sở thích cá nhân, đó là nguồn kích thích sự hiếu kỳ, tò mò một cách tốt nhất.
3. Năng lực phân tích
Khả năng lãnh đạo đòi hỏi khả năng phân tích các vấn đề phức tạp, xác định nguyên nhân gốc rễ của chúng và đưa ra các giải pháp mới. Quyết định dựa vào trực giác là chưa đủ. Thay vào đó, bạn cần phát triển kỹ năng phân tích của mình bằng cách tập trung vào cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” cũng như chú ý đến các mô hình và xu hướng.
Hill cho biết, việc đưa ra quyết định đúng đắn phụ thuộc vào khả năng tận dụng trải nghiệm của bạn cùng với sự kết hợp giữa phân tích, chuyên môn và đánh giá đạo đức. Mặc dù hiểu biết về dữ liệu là điều tối quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, nhưng “điều đó không phải là dựa trên dữ liệu mà là về việc sử dụng thông tin về dữ liệu”.
Làm thế nào để phát triển tư duy phân tích?
Với vai trò là người lãnh đạo, bạn cần đi sâu vào sự phức tạp của việc thu thập thông tin dữ liệu, hiểu ý nghĩa của nó và đề phòng những thành kiến tiềm ẩn. Hãy chủ động và làm việc với người chuyên môn về dữ liệu số.“Vai trò của bạn với tư cách người lãnh đạo, giải mã những câu chuyện ẩn giấu trong dữ liệu và tìm hiểu xem dữ liệu đang nói gì với bạn”.
4. Khả năng thích ứng
Sự phát triển của Khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo,… thị trường đang thay đổi một cách nhanh chóng. Vì vậy, người lãnh đạo cần có khả năng điều chỉnh, thích nghi với những nhu cầu thay đổi không ngừng của khách hàng.
Khả năng thích ứng giúp rèn luyện tính linh hoạt một cách logic. Điều này giúp bạn có thể phản ứng nhanh chóng với các tình huống bất ngờ, xoay chuyển khi cần và nắm bắt những cơ hội cũng như thách thức mới.
Làm thế nào để phát triển khả năng thích ứng?
Hãy mạo hiểm vượt ra ngoài vùng an toàn của bạn. Đó là sự va chạm với thực tế, tiếp xúc nhiều, ví dụ nếu nền tảng của bạn là về tài chính, hãy cân nhắc hợp tác với nhóm tiếp thị. Thúc đẩy bản thân làm việc trong môi trường mới với nhiều kiểu người khác nhau. Giáo sư nói: “Việc rèn luyện bản thân theo những cách này cũng sẽ mở rộng sự phát triển và trưởng thành cá nhân của bạn”.
5. Tính sáng tạo
Bất kỳ ý tưởng nào mới và hữu ích cho tổ chức đều là sự sáng tạo. Giáo sư Linda Hill cho rằng: “Một số ý tưởng đó mang tính gia tăng và những ý tưởng khác là mang tính đột phá.” Những ý tưởng sáng tạo nhất thường xuất hiện từ những gì cô gọi là “khả năng tiếp cận” hoặc phạm vi trong tầm tay. Giáo sư cho biết thêm, sự đa dạng trong suy nghĩ là động lực thúc đẩy sự đổi mới thực sự, mỗi người chúng ta đều đưa ra quan điểm độc đáo của riêng mình.
Làm thế nào để phát triển sự sáng tạo
Vai trò của bạn với tư cách là người lãnh đạo không nhất thiết phải tự mình nghĩ ra tất cả những ý tưởng tuyệt vời mà là tạo dựng một môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo bên trong người khác và nhận ra sự liên kết trong các suy nghĩ của họ. Vì vậy, hãy khuyến khích và thúc đẩy các quan điểm đa dạng và nắm bắt cơ hội học hỏi từ thất bại.
6. Thoải mái với sự mơ hồ
Quản lý sự mơ hồ là việc giữ những ý tưởng mâu thuẫn trong đầu và giải quyết các ưu tiên cạnh tranh mà bạn cảm thấy quan trọng như nhau. Giáo sư cho biết thêm, nhiều người rơi vào cái bẫy của lối suy nghĩ tuyến tính, tin rằng X gây ra Y và kết quả là họ có thể bỏ qua sự tác động qua lại của các động lực khác nhau. Để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, bạn cần trau dồi tư duy hệ thống, “điều này giúp bạn hiểu cách mọi thứ được kết nối với nhau và cho phép bạn tư duy với những ý tưởng đối lập khi đối mặt với tình trạng không chắc chắn”.
Làm thế nào để trở nên thoải mái hơn với sự mơ hồ
Giáo sư Linda Hill nói: Chấp nhận sự mơ hồ đòi hỏi bạn phải đắm mình vào sự phức tạp của các tình huống khác nhau. Hãy hỏi nhiều câu “nếu như” và “thì sao” và xem xét kỹ lưỡng các vấn đề từ những góc độ khác nhau. Cô nói: “Cảm giác chắc chắn của bạn càng mạnh thì dấu hiệu cho thấy cần có một cách tiếp cận mới càng rõ ràng”. Bạn cũng nên thiết lập một phương pháp thực hành để giải tỏa tâm trí của mình. Phát triển thói quen thông qua thiền, chánh niệm hoặc yoga hoặc các phương tiện khác cho phép bạn không chỉ hành động thông suốt.
7. Khả năng phục hồi
Tiến lên phía trước với tầm nhìn cứng nhắc có thể gây ra rắc rối trong thị trường biến đổi không ngừng và cạnh tranh khốc liệt ngày nay, Hill nói. Các nhà lãnh đạo thành công nhận ra tính chất linh hoạt của các tình huống và cố gắng hiểu bối cảnh văn hóa nơi họ hoạt động. Quan trọng nhất, họ thể hiện khả năng phục hồi để hiệu chỉnh khi đi lệch hướng. “Bạn cần biết cách tập hợp lại và lấy ý kiến từ người khác bằng cách đặt câu hỏi, có con đường nào khác không?’” – Giáo sư Linda Hill
Làm thế nào để xây dựng khả năng phục hồi của bạn
Nhận nhiệm vụ mà không có định nghĩa rõ ràng về thành công là điều đáng lo ngại, nhưng theo Hill, đó chính xác là thử thách bạn cần để trau dồi khả năng phục hồi. Cô ấy nói: “Hãy đi vào những không gian mà bạn có thể gặp khó khăn một chút. Đó là những công việc mà bạn không có nhiều quyền hạn chính thức đối với người khác, rất khó để đo lường tác động của bạn và bạn không biết liệu mình có làm việc hiệu quả hay không. Cô ấy khuyên bạn nên tình nguyện đảm nhận những vai trò như thế này, đặc biệt là khi mới bắt đầu sự nghiệp, khi rủi ro thấp hơn.
8. Sự đồng cảm
Hiểu và giao lưu, tương tác với người khác ở mức độ cảm xúc là yếu tố quan trọng của nhà lãnh đạo giỏi. Các nhà lãnh đạo phải thúc đẩy các mối quan hệ, xây dựng niềm tin và tích cực gắn kết với các thành viên trong doanh nghiệp. Giáo sư Linda Hill nói: “Bạn cần có khả năng đặt mình vào vị trí của các thành viên trong nhóm, hiểu điều gì quan trọng với họ, ưu tiên của họ là gì và xác định được điểm chung”. Việc phát triển trí tuệ cảm xúc giúp bạn đánh giá sâu sắc hơn những thách thức mà người khác đang phải vượt qua, đồng thời giúp bạn nuôi dưỡng một môi trường hỗ trợ và gắn kết.
Làm thế nào để nuôi dưỡng sự đồng cảm
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn bắt buộc phải tìm kiếm những người ngoài vòng kết nối thông thường của mình, Hill giải thích. “Hãy chú ý tương tác với những người có hoàn cảnh khác nhau để bạn có thể tìm hiểu thêm về quan điểm của họ”. Đặt câu hỏi về sở thích công việc của họ, áp lực họ phải chịu cũng như điểm mạnh và điểm yếu của họ. Mục tiêu của bạn là xây dựng sự hiểu biết và kết nối, điều này sẽ tạo điều kiện cho sự thành công chung của các bạn. Hãy nhớ rằng nếu ai đó cho rằng bạn phi logic thì có thể bạn không hiểu điều gì quan trọng nhất đối với người đó.
Theo Giáo sư Linda Hill, để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi: “Mục tiêu của bạn là phát triển tư duy, hành vi và các mối quan hệ cho phép bạn đón nhận những thử thách, cơ hội và làm được những điều phi thường”.
Để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích giúp bạn tìm tìm ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại kỷ nguyên số, đừng ngần ngại mà hãy đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số ngay hôm nay!
——————————————————————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
077 470 1089
Zalo: BIT Group