Thực tế của việc kinh doanh ngày nay tồn tại bốn thách thức (VUCA) bao gồm sự biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ. Những thách thức này không mới bởi chúng mang bản chất của thị trường, hoạt động bán hàng, sản xuất hay cuộc sống nói chung. Vậy tại sao lãnh đạo của một số tổ chức lại thành công vang dội? Làm thế nào để họ thành công trong khi những người khác gặp khó khăn hoặc thậm chí đầu hàng?
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thuật ngữ VUCA được tạo ra nhằm mô tả chi tiết các đặc điểm cốt lõi của lãnh đạo có tầm nhìn xa. Kể từ đó, lý thuyết này trở thành nguyên tắc tiêu chuẩn cho hoạt động kinh doanh hiện đại ở thời điểm này. Tuy nhiên vào những năm 2010, các nhà nghiên cứu của Quân đội đã kiểm tra VUCA và phát hiện ra rằng lý thuyết này chỉ tập trung mô tả các nhà lãnh đạo làm việc như thế nào hơn là việc tạo ra các lý thuyết, nguyên tắc để trở thành nhà lãnh đạo tốt.
Để cải thiện những khuyết điểm ấy, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những cá nhân có mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo tốt dựa trên kết quả của ba nhà nghiên cứu Angus Fletcher, Thomas L. Gaines và Brittany.
Nắm bắt sự phức tạp khi phải đối mặt với dữ liệu đa dạng
Khi cuộc sống ổn định và minh bạch, nhiều dữ liệu hơn sẽ dẫn đến những quyết định tốt hơn. Nhưng khi cuộc sống trở nên không chắc chắn hoặc khó khăn như thời điểm hiện tại thì dữ liệu trở nên mong manh và khó nắm bắt. Nhiều dữ liệu hơn không phải là một lợi thế, thêm vào đó việc tìm kiếm nhiều dữ liệu còn tạo ra sự thụ động, sự chậm trễ trong nhiệm vụ và sự do dự.
Chìa khóa của sự lãnh đạo thông minh là việc ra quyết định dựa trên nguồn dữ liệu vừa đủ và chất lượng, minh bạch hay một lựa chọn tương tự là dữ liệu đặc biệt. Máy tính không thể đưa ra quyết định với quá ít dữ liệu, và đó là lý do tại sao sự biến động khiến AI trở nên dễ hỏng và dễ mắc lỗi nghiêm trọng.
Kỹ thuật đặt câu hỏi: Khoa học là chìa khóa của sự tích cực
Lắng nghe tích cực là một phương pháp kinh doanh được Carl Rogers và Richard Farson xác định vào những năm 1950, chúng có thể hiệu quả ở mức độ khẩn cấp thấp và cần tính minh bạch cao. Nhưng ở VUCA, bạn sẽ nâng cao hiệu quả hơn nữa bằng cách đặt câu hỏi tích cực.
Việc đặt câu hỏi tích cực sẽ đưa ra những thông tin đặc biệt
Hạn chế câu hỏi Tại sao
Khi chúng ta hỏi Tại sao, bộ não ngay lập tức tìm kiếm câu trả lời trong các quy tắc hiện có và những kinh nghiệm trước đó, loại bỏ những điều mới mẻ và bất ngờ.
Ưu tiên câu hỏi Cái gì , Ai , Khi nào , Ở đâu, Như thế nào
Việc ưu tiên câu hỏi Cái gì, Ai, Khi nào, Ở đâu, Như thế nào sẽ dẫn đến sự tập trung vào những câu trả lời gây ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên là dấu hiệu của những trường hợp ngoại lệ buộc não phải phát triển các quy tắc và phán đoán mới. Càng có nhiều trường hợp ngoại lệ thì kết quả thu thập sẽ giúp các nhà lãnh đạo có thể hình dung ra tương lai mới một cách hiệu quả hơn.
Tối ưu hóa người lập kế hoạch
Năm 1957, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower có bài phát biểu trong đó ông nhớ lại những ngày đầu ở Trường Tham mưu Lục quân để lên kế hoạch cho những cuộc chiến không bao giờ xảy ra. Ông ấy nói rằng đó là một sự lãng phí thời gian, ngoại trừ việc rèn luyện, ông ấy và các đồng nghiệp của ông sẵn sàng cho mọi thứ. Ông nói với khán giả: “Lý do việc lập kế hoạch rất quan trọng là để bạn luôn chìm đắm trong tính chất của vấn đề mà một ngày nào đó bạn có thể được yêu cầu giải quyết”. Nói cách khác “Kế hoạch là vô giá trị, nhưng lập kế hoạch là tất cả.”
Việc tạo ra những nhà lập kế hoạch giỏi hơn là cần thiết hay nói cách khác có thể xem họ là công cụ tạo nên kế hoạch. Nhà lập kế hoạch phải là những người phản ứng linh hoạt, khi kế hoạch của họ thất bại phải ngay lập tức lập lại một kế hoạch hoàn toàn khác.
Phát triển kỹ năng điều chỉnh cảm xúc
Sợ hãi và tức giận được mô tả là những cảm xúc tiêu cực. Các nhà lãnh đạo trước đây được dạy để ngăn chặn hoặc bỏ qua những cảm xúc ấy thông qua chánh niệm, thiền định hay các kỹ thuật khác. Mặc dù nỗi sợ hãi và tức giận có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực tuy nhiên chúng vẫn nảy sinh giống như tất cả các cảm xúc khác. Nếu bạn phớt lờ hoặc kìm nén nỗi sợ hãi và tức giận, có nghĩa rằng bạn đang tước đi hệ thống cảnh báo được thiết lập qua hàng triệu năm tiến hóa sinh học. Khi những cảm xúc này xuất hiện chứng tỏ bạn đang bị đe dọa và cần thay đổi tầm nhìn lãnh đạo của mình.
Hệ thống cảnh báo có thể không hoàn hảo. Nhưng bạn có thể cải thiện nó. Lần tới khi bạn cảm thấy sợ hãi hay tức giận, hãy nhớ lại chi tiết thời điểm bạn giải quyết thành công một tình huống tương tự, nhắc nhở bộ não của bạn rằng Bạn đã từng làm điều này trước đây. Cách này gọi là kỹ thuật “thiết lập lại cảm xúc”. Nó cho phép bạn nhanh chóng đánh giá xem liệu thời điểm và cách bạn phản ứng có phù hợp với môi trường hiện tại hay không. Nếu nỗi sợ hãi và tức giận của bạn dịu đi khi bạn thực hiện việc thiết lập lại cảm xúc thì phản ứng bỏ chạy hoặc tức giận của bạn là một phản ứng thái quá.
Ngày mai đầy sương mù và biến động. Thị trường, chuỗi cung ứng, công nghệ và xu hướng tiêu dùng chuyển đổi không ngừng. Tuy bạn có thể dẫn dắt tổ chức của mình đi đến thành công. Lý thuyết ban đầu về VUCA đã xác định khả năng lãnh đạo có tầm nhìn. Và bây giờ, bằng cách sử dụng những gì chúng tôi đã trình bày trong bài viết này, bạn sẽ có một phương pháp hoạt động đặc biệt để nuôi dưỡng tố chất lãnh đạo của chính bạn và dẫn dắt các nhóm tương lai của bạn.
Lược dịch từ HBR
>>>>>XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI
Để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích giúp bạn tìm tìm ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại kỷ nguyên số, đừng ngần ngại mà hãy đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số ngay hôm nay!
——————————————————————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
077 470 1089
Zalo: BIT Group